mercredi 16 novembre 2011

Lệ Thu

Lệ Thu





Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 07 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tất cả 8 người con, nhưng 7 người con đầu đều qua đời vào năm lên 3 tuổi. Do đó Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ Lệ Thu là người vợ thứ hai, vì những khó khăn do người vợ cả gây nên, năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.

Trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers, vào năm 1959 trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó cô lấy nghệ danh Lệ Thu, trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu trả lời: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu". Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau cô quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.

Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie En Rose, A Certain Smile, La Mer, Love Is A Many Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người đi học ở Pháp về tên Sơn.

Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.

Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.

Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.

Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.

Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.

Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley.

Ban Thăng Long

Ban Thăng Long






Hình chụp Ban Thăng Long năm 1954.
Thời kỳ này Ban Thăng Long gồm có:
Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Bắc, và Hoài Trung.
Mấy năm sau không còn Khánh Ngọc trong ban nữa.



Trường ca Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) gồm có ba phần:
Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long.
Trường ca này được Ban Thăng Long ghi âm năm 1954 trong đĩa đá Việt Nam.





Tiếng Sông Hồng

http://www.mediafire.com/?aud50zwbamnvpw3


Tiếng Sông Hương

http://www.mediafire.com/?6vtz99bm9jr1k8i


Tiếng Sông Cửu Long

http://www.mediafire.com/?28ibl8ioovjg9hy








Con Đường Vui


Nhạc Lê Vy - Lời 1 Phạm Duy


Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?6688nhka28dyd0n







Đoàn Lữ Nhạc


Đỗ Nhuận


Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?ymee9g2wv4ls4lt









Ngựa Phi Ðường Xa


Trích ở nguyên tác "Kỵ Binh V.N." của Lê Yên
Phạm Đình Chương tu soạn



Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?m751viaw4hsz74p







Tình Tự Tin


Phạm Duy



Tình bằng có tiếng trống lơi
Khen ai khéo vỗ ấy tai mà vui tai (láy...)
Một bầy tang tình con gái chứ mấy thảnh ý thơi
đi tìm, tìm tìm ai ? ( láy…)
Tình bằng có tiếng trống cơm
Khen ai khéo vỗ ấy bông mà nên bông (láy…)
Một đàn tang tình trai tráng chứ mấy lội ý sông
đi tìm, tìm tìm ai ? (láy…)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một đoàn tang tình trai gái (láy…)
chứ mấy lội ý sông
đi tìm, tìm tình thương (láy…)
Quên tạm những nỗi căm hờn (láy...)

Tình bằng có tiếng véo von
Nghe như tiếng hát lũ chim mà chim non (láy….)
Một đàn chim còn nhỏ bé chứ mấy vượt cũi son
đi tìm, tìm tự do (láy…)
Tình bằng có tiếng líu lo
tôi yêu tiếng hát ấy thơ mà ngây thơ (láy…)
Một bầy tang tình con nít chứ mấy mải mơ
chim trời này mày ơi (láy…)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một đoàn tang tình thi sĩ (láy...)
chứ mấy làm ý thơ yêu đời đời tự do (láy...)
Ca ngợi nỗi vui con người (láy...)

Tình bằng có tiếng dân ca
Vi vu tiếng há ấy bay vào kinh đô (láy...)
Người người tang tình trong nước chứ mấy cùng ý hô
Tin đời người người ơi (láy...)
Tình bằng nhớ mãi nhớ hoài
Ta xin quyết chí ấy tin vào tương lai (láy...)
Cuộc đời tin vào quá khứ chứ mấy vào sớm mai
ban chiều, chiều chiều ơi (láy...)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một bầu tang tình vú sữa (láy...)
Chứ mấy mẹ ý ru êm đềm à à ơi (láy...)
Con hãy ngủ giấc mơ yên lành (láy...)
Bông bập bông bông…(láy...)



Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?uv669ck9ylh6neh





Ngày xưa của Tô Vũ, Nhạc: Văn Giản

Dòng sông Hát nước xanh mờ sâu. Êm đềm trôi... về đến nơi đâu?
Sóng đưa lăn tăn con thuyền ai xuôi . Theo gió khơi tiếng ca âm thầm trầm rơi

Ngày xưa kia, nơi đây đã từng vang hình bóng.
Đôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà.
Hồn linh thiêng sống trong muôn trùng sóng
Những khi nào chiều vắng trầm đưa lên tiếng ca.

Thuyền ai lướt sóng trên dòng sông sâu. Êm đềm trôi về bến nơi đâu?
Có hay chăng ai trên dòng sông xanh. Tiếng ca thuở xưa như gợi tâm tình.

Chiều êm vắng nước sông mờ sâu. Con thuyền ai chèo đến nơi đâu?
Sóng đưa mênh mông trên Bạch Đằng Giang
Trong gió khơi tiếng ca âm thầm dần lan
Có hay chăng ai trên dòng sông xanh
Tiếng ca thuở xưa như gợi tấm lòng



Mời các bác thưởng thức qua giọng Mai Hương:







Gánh Lúa


Phạm Duy


Phạm Duy hát với sự phụ hoạ của ban Thăng Long
(ghi âm trong đĩa Việt Nam)


http://www.mediafire.com/?u691x2ya0q6zaw5








Học Sinh Hành Khúc


Lê Thương



Ban Tuổi Xanh hát

http://www.mediafire.com/?5ds33i7ocbgy330






Vũ Huyến đầu thập niên 50


Cô Hàng Nước


Vũ Minh


Vũ Huyến hát trong đĩa Việt Thanh

http://www.mediafire.com/?e8bgid74394w7ld