Nguyễn Văn Ðông

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

Trích từ Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông của Lê Hữu

Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, như đời lính của ông, là cuộc chiến đấu gian khổ, là những lần xông pha trận mạc, là những cuộc hành quân không giống như là đi... picnic để “đem cánh hoa rừng về tặng em” (“Người yêu của lính”, Trần Thiện Thanh), mà luôn kề cận những bất trắc, những hiểm nguy... Ở một đôi bài Nguyễn Văn Ðông, giai điệu có lúc gần gụi với nét nhạc phóng khoáng, mênh mang của Lâm Tuyền (tác giả “Tiếng thời gian”, “Khúc nhạc ly hương”, “Hình ảnh một buổi chiều”...). Lời nhạc Nguyễn Văn Ðông như có “khẩu khí” riêng, đôi lúc phảng phất cái khẩu khí đầy vẻ thi vị trong thơ Quang Dũng, Thâm Tâm hoặc trong... “Chinh phụ ngâm khúc”, tạo nên sắc thái đặc biệt tiêu biểu cho dòng nhạc lính của ông. Có thể nói, Nguyễn Văn Ðông là một trong những nhạc sĩ sử dụng sớm nhất những từ ngữ “đường mây”, “sơn khê”, “giang đầu”, “khanh tướng”, “sa trường”, “biên thùy”, “khu chiến”, “tang bồng”, “hội trùng dương”... Những từ khá cổ điển nhưng qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thích ứng, lại đặc biệt có vẻ phù hợp với “lính tráng”, làm dậy lên những cảm xúc rất “lính”, khiến nhạc lính Nguyễn Văn Ðông có một “khí hậu” riêng, mang mang thi vị của hơi thơ cổ, nhuốm vẻ hùng tráng và lãng mạn như bức họa đẹp và buồn của một “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. (2)

Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi theo đường mây... (Mấy dặm sơn khê)

Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê... (Mấy dặm sơn khê)

Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?... (Chiều mưa biên giới)

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng... (Chiều mưa biên giới)

Thương mầu áo gửi ra sa trường...(Chiều mưa biên giới)

Chốn biên thùy này xuân tới chi?... (Phiên gác đêm xuân)

Xưa từ khu chiến về thăm xóm... (Sắc hoa màu nhớ)

Lòng này thách với tang bồng... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)

Hội trùng dương hát câu sum vầy... (Hải ngoại thương ca).....

Lê Hữu

Chiềumưabiêngiới-NguyễnVănĐông-HạtSươngKhuya

Mấy Dậm Sơn Khê-NguyễnVănĐông-Hà Thanh

Hàng Hàng Lớp Lớp-Hà Thanh


Niềm Đau Dĩ Vãng

Ngày hai đứa ân tình vỡ đôi
Đời hai lối phương trời lẻ loi
Thuyền tình anh lạc bến yêu rôi
Niềm thương đã trót trao người
Âm thầm anh khóc khi biệt ly

Người yêu thưở ban đầu khó quên
Ngày xa em anh càng nhớ thêm
Dù mai đây vật đổi sao rời
đường tơ đã lỗi cung rồi
Tình yêu một thưở không hề quên

Yêu nhau chiều nào, rồi xa nhau chiều nay
Lòng ai không đảo điên xót xa tình đầu tiên
Em ơi một phút bên nhau rồi, tình ấy cao vời vợi
Lòng nhớ mãi không nguôi

Lời ân ái đâu ngờ chóng phai
Tình gian dối nên nhiều đắng cay
Hồn anh xin trọn kiếp theo người
Dù duyên tình dở dang rồi
Buồn theo ngày tháng âm thầm trôi






LK Chiều Mưa Biên Giới & Mấy Dặm Sơn Khê
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ
Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ
Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm
Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi


Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa
Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh
Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương ...
Nước non còn đó một tất lòng,
Không mờ xóa cùng năm tháng,
Mấy ai ra đi hẹn ... về dệt nốt tơ duyên,
Khoác lên vầng hoa trắng,
Cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa



tuan's blog Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/01/nhac-si-nguyen-van-ong.html


Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
Chu Tất Tiến, Apr 18, 2005
Hầu như những người miền Nam thuộc lứa tuổi trung niên trở nên, đều đã từng thưởng thức giòng tân nhạc Nguyễn Văn Đông nở rộ trong thập niên 60. Mỗi khi nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người ta nhớ ngay đến “Chiều Mưa Biên Giới” với những câu triết lý bất hủ: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều, anh ơi!” Với những ai mê nhạc thính phòng, bản “Về Mái Nhà Xưa” của Nguyễn văn Đông cũng là bản gợi lên những cung điệu tha thiết, trữ tình: “Về đây ngơ ngác chim bay tìm đàn, về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn...” Hoặc nghe câu: “Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người, chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ...” lại thấy “Nhớ một chiều xuân”. Tuy nhiên, một điều mà rất ít người mê những bản nhạc lừng danh dưới bút hiệu Phượng Linh như trong Dạ Sầu: “Hết rồi người ấy đã xa ta, những ngày vui cũng theo qua...” hay “Khi Đã Yêu thì mơ mộng nhiều...” và những vở kịch cải lương của Đông Phương Tử lại không biết rằng “Phượng Linh” hay “Đông Phương Tử” cũng chỉ là những bút hiệu khác của Nguyễn văn Đông. Ngoài ra, khán giả của những vở kịch viết bởi kịch tác gia Hoàng Dũng do Nghệ Sĩ Kim Cương thủ diễn đã làm cho bao giọt nước mắt rơi, bao nụ cười muốn vỡ tung rạp như “Dưới Hai Mầu Áo”... cũng không bao giờ nghĩ rằng những vở kịch đó đều có sự tham dự của ngòi bút Nguyễn văn Đông, người nhạc sĩ đã được cấp bằng Tiến Sĩ Âm Nhạc Pháp.















Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với hai đệ tử Nancy Tâm Huy và Giao Linh

Riêng với tôi, Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông vừa là người anh đáng kính vừa là người Thầy với tất cả ý nghĩa cao đẹp của hai chữ ấy trong khi tôi lại là một đứa học trò không nên thân. Khi tôi gặp anh sau 1978, anh đã bệnh nặng. Anh không đi, đứng được vì xương đầu gối biến dạng. Tất cả các ngón tay của anh bị chứng phong thấp làm cho co quắp. Các đốt xương ngón tay sưng to đến nỗi anh không còn cầm được đũa nữa. Anh chỉ có thể cặp đũa vào giữa hai lóng tay để đưa thức ăn lên miệng một cách khó khăn. Dĩ nhiên, anh không thể nào cầm bút. Điều quan trọng là người nhạc sĩ đa tài ấy đã chấp nhận bệnh tật và những cơn đau một cách thản nhiên. Chưa bao giờ tôi thấy anh nhăn mặt hoặc kêu đau một tiếng, khi tôi dư biết anh đang lên cơn đau lắm. Nhất là vào mùa lạnh, những trận gió ban đêm làm cho chứng thấp khớp có cơ hội hành hạ anh kinh người. Những “cục” vôi ở xương đầu gối, bàn tay, lưng... đè lên giây thần kinh nhất định đã tạo cho anh những cơn đau buốt như dao cắt. Nhưng, dù cho giọng nói anh có khàn đặc và mệt mỏi, anh vẫn chứng tỏ cho đàn em thấy bệnh tật không thể hủy hoại ý chí anh. Những cái nhếch môi thay cho nụ cười không bao giờ tắt.
Lúc ấy, tôi đã tập tành viết được một số bài hát. Trong một lần ăn cơm chung, tôi hứng chí khoe anh và hát cho anh nghe. Vừa nghe xong, anh nhăn mặt:
-Viết vậy mà cũng đòi viết! Chẳng có quy luật hòa âm gì cả!
Rồi anh quặp lấy đũa, chỉ cho tôi những sai sót trong tiến trình của các âm giai, và bắt tôi viết lại. Vì trước đó, tôi đã từng học lõm bõm nhiều thầy, và ghi nhớ từ mỗi thầy một chút, nhạc lý của tôi cộng lại thành một mớ hỗn tạp, nên sau khi sửa lại, tôi vẫn mắc nhiều lỗi. Anh la tôi rất nặng, rồi kiên nhẫn dậy lại cho tôi từ căn bản. Khi giảng, anh ngồi xổm trên giường, dùng ngón chân cái và ngón kế của bàn chân phải, kẹp lấy cây bút chì rồi nguệch ngoạc những chữ to gần bằng viên bi trên tờ giấy. Nhìn anh cố gắng với những chữ viết quẹo qua quẹo lại, tôi thấy lòng dâng lên một xúc động khôn tả. Vì vậy, tôi cũng hết sức cố gắng học tất cả những gì mà người Thầy đầy thiện chí kia dậy bảo.
Sau khi thấy những bản nhạc tôi viết ra dần dần ít lỗi, anh đột nhiên bảo tôi:
-Anh thấy em nên học thêm vọng cổ!
Tôi đớ người:
-Em... dân Bắc Kỳ ăn cá rô cây, làm sao học vọng cổ được?
Anh nhếch môi:
-Anh có bảo em ca vọng cổ đâu mà vội chối? Viết vọng cổ cho người ta hát thì đâu cần Bắc Kỳ hay Nam Kỳ! Miễn là em thích viết!
Nghe anh nói thấy hay hay, tôi vội “dạ”. Từ đó, anh bắt đầu dậy tôi những cung bậc “hò, xừ, xê, xang, cống...” Tuy sức khỏe anh rất kém, anh vẫn cố hát từng câu, từng đoạn, lặp đi lặp lại cho tôi hát theo. Sau một thời gian, anh bảo tôi viết sáu câu vọng cổ cho anh duyệt. Tôi vâng lời, vừa viết vừa hát. Nghe tên học trò Bắc Kỳ hát vọng cổ, anh cười:
-Em hát nháp cho ca sĩ thứ thiệt hát theo thì được, em mà ca biểu diễn chắc bị khán giả xúm lại đánh quá!
Hai anh em cười vui. Nhưng bất ngờ, đang cười, tôi chợt nhìn thấy một giòng máu nhỉ ra từ khóe môi của anh. Tôi vội kêu lên cho anh biết, anh bình tĩnh lấy tay áo chùi đi và tiếp tục dậy nữa. Quá lo sợ cho sức khỏe của anh, tôi xua tay:
-Thôi! Thôi! Anh nghỉ đi! Đang chẩy máu miệng mà!
Anh lắc đầu:
-Không sao! Kệ nó! Học tiếp đi!
Tôi nhất định không học, và ép anh phải nằm nghỉ. Anh thở dài, nhìn tôi:
-Em chưa học xong, lỡ anh có mệnh hệ gì, thì anh cũng không an tâm. Bệnh của anh như thế này rồi, biết đâu còn thì giờ dậy em nữa!
Những lời nói chí tình của một người Thầy như thế làm tôi nghẹn ngào. Tôi cố nuốt từng giọt lệ, không cho rơi xuống tờ giấy viết nhạc mà anh vẫn dùng ngón chân cong queo để viết từng chữ một cách khó khăn. Những giòng chữ như nhẩy múa trước mắt tôi. Những giọt máu vẫn chầm chậm ứa ra từ khóe môi của anh như chẩy ra từ trái tim một người nghệ sĩ chân chính. Tôi không thể nào quên được hình ảnh đó, và hình ảnh anh được chở trên băng-ca ra bệnh viện điều trị ngay hôm sau. Dáng anh mảnh khảnh lọt trong lòng chiếc băng-ca trông cô đơn làm sao...
Nhiều năm tiếp theo, đến thăm anh trong các bệnh viện khác nhau, thấy anh ngồi lên được, tôi đã mừng. Rồi anh về nhà và đi điều trị thuốc Nam, thuốc Bắc. Không biết loại thuốc nào đã làm anh dần dần khỏe lại và đi lại được, dù chống gậy, nhưng dáng đi của anh vẫn chắc chắn và điềm tĩnh như ngày nào.
Thời gian trôi qua. Nghe tin một số bản nhạc của anh đã được hát lại trong thành phố, những bản nhạc không già với thời gian; không phân biệt Nam, Trung, Bắc, hải ngoại hay trong nước, lòng tôi rộn lên như chú bé được mẹ cho quà. Giòng nhạc của anh lại bắt đầu chẩy mạnh trong lòng dân tộc.
Chu Tất Tiến

Đom Đóm
Tác giả: Phượng Linh
Tiếng hát:Hoàng Lan


Dạ Sầu
Tác giả: Phượng Linh
Hà Thanh



Chứng kiến ngày trở về ồn ào của phù thủy Phạm Duy,chúng ta lạicàng cảm thương Cho người Lính Nguyễn văn Đông,không Biết đi về đâu trong một chiều mưa biên Giới!
Mong sao ước mong"được trả Về với vị trí đích thực ..."của tác giả sẽ có ngày trở thành hiện Thực!
Còn bây giờ mời bà con Thưởng thức những bài nhạc hay (và dở!) của Nguyễn văn Đông qua những giọng ca Vang bóng một thời (và bây giờ mới nổi):
Nguyễn Văn Đông(1,2,3,4,5,6 ,7 ,8,9,10 ,11,12,13 ,14,15)
Các Bút hiệu : Phượng Linh, Ðông Phương Tử, Vì Dân, Hoài Phương,Hoàng Long Nguyên
. Anh (Khánh Ly)
. Ave Maria (Schubert, lời Việt)
. Bài ca hạnh phúc (NVĐ) (Connie Kim Ca)
. Bóng Nhỏ Giáo Đường (Phượng Linh)(Thanh Tuyền)(Ngọc Lan)
. Bông hồng cài áo trắng (PL) (Thanh Lan ca)
. Cay Đắng Tình Đời (PL) (Thanh Tuyền)(Thanh Lan)*
. Chiếc Bóng Công Viên (PL) (Phương Dung)(Tâm Đoan)
. Chiều Mưa Biên Giới (Hà Thanh)(Trần Văn Trạch)(Hùng Cường)
. Chúc Tết (Đông Phương Tử)
. Cung Thương Ngày Cũ (với Mạnh Phát) (Lệ Thanh)
. Dạ Sầu (PL)(Kiều Nga)
. Dáng Xuân Xưa (Anh Khoa)(Sĩ Phú)
. Đêm Thánh Huy Hoàng (Khánh Ly)
. Đêm Thánh Vô Cùng (Schubert, lời Việt)
. Ðoạn Tuyệt (PL) (Hà Thanh)
. Đom Đóm (PL) (Giao Linh)*
. Đôi Bờ (Thương Nhớ)
. Giáo đường chiều Chủ Nhật (PL) Trang Mỹ Dung ca (sau 75)
. Hai mùa sao (NVĐ)
. Hải Ngoại Thương Ca *(Hà Thanh)(Thái Thanh)(Tâm Hảo)(Lệ Thu)
· Hàng Hàng Lớp Lớp (Hà Thanh_Hùng Cường)(Hà Thanh) (Thanh Tuyền_Thanh Phong)
. Hiến Dâng (Thanh Thúy)
. Hồi Chuông Nửa Đêm (Jingle Bells, lời Việt)
· Khi đã Yêu (PL)(Quách Tuấn Du)(Cẩm Ly)
. Khúc Xuân Ca (Ánh Tuyết +AC&M)*
· Lá Thư Người Lính Chiến * (Hoàng Oanh)(Khánh Ly)
. Lời Giã Biệt (PL)(Tuấn Vũ)
. Màu Xanh Noel (Hoài Phương)(Lệ Thu)
· Mấy Dặm Sơn Khê (Hà Thanh/Thái Thanh...) (Hùng Cường)
· Mùa Sao Sáng (Thanh Thúy)(Hà Thanh)(Giao Linh)(Khánh Ly)
· Nhớ Một Chiều Xuân (Hồng Vân) (Thanh Tuyền)(Hà Thanh)(Trần Thái Hòa)*
· Niềm Đau Dĩ Vãng (PL)(Giao Linh)*
· Phiên Gác Đêm Xuân (NVĐ - Vì Dân) (Khánh Ngọc/Hà Thanh/Thanh Tuyền/Trường Duy...)(Khánh Ly)(Vô Thường)
. Sắc Hoa Màu Nhớ (Vì Dân) (Duy Trác)(Thanh Tuyền)(Thanh Thúy)(Lệ Thanh)(Như Quỳnh _Thế Sơn)
. Thầm Kín (Bẽ Bàng) (PL) (Phi Nhung)(Duy Quang_Phượng Mai)
.Thương Hận (Thanh Lan)
· Thương Muộn (PL) (Như Ý)(Quỳnh Dung)
. Thương Về Mùa Đông Biên Giới (PL) (Hoàng Oanh)
. Tình Cố Hương *
. Tình Đầu Xót Xa *(Mai Khôi) (Thái Thảo)
. Tình Người Ngoại Đạo (P L)(Thái Châu)
.Trái Tim Việt Nam ( Tuấn Ngọc)
. Về Mái Nhà Xưa *(Thái Thanh)(Thanh Lan)(Hà Thanh)(Quang Linh)
. Vô Thường (Xuân Phú)
. Xin Chúa Thấu Lòng Con (PL) (Thanh Lan)(Nhiều ca Sĩ)
· Xin Đừng Trách Anh (PL)(Giao Linh)
...
Lệ Tình (HP)(Khánh Ly)
Lời hứa ban đầu (HP) Anh Khoa
Việt Nam hôm nay (Hoài Phương) (Sơn Ca)
Xa người Mình yêu (HP) Chế Linh
Truông Mây (bút Hiệu Hoàng Long Nguyên)(Giao Linh)


  Chương Trình Phát Thanh về Nguyễn Văn Đông
                    Người Lính Trong Nhạc Và Thơ - Bích Huyền - VOA - 10/2008
                    Dòng Nhạc Nguyễn Văn Đông - Hoài Nam, SBS Radio, Úc Châu
           Tình Ca Nguyễn Văn Đông: phần 1     phần 2 - Thy Nga - Radio Free Asia - 12/2006

1. Chiều Mưa Biên Giới                 2. Về Mái Nhà Xưa
3. Nhớ Một Chiều Xuân                4. Mấy Dặm Sơn Khê
5. Hải Ngoại Thương Ca               6. Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp
7. Lời Giã Biệt                             8. Phiên Gác Đêm Xuân
9. Chiếc Bóng Công Viên            10. Thương Muộn
11. Đoạn Tuyệt                        12. Khi Đã Yêu


            Mời nghe toàn bộ:  CD "Thác Đa - Tình Yêu của Tôi - phát hành năm 2003

1. Thác Đa, Tình Yêu Của Tôi - Giao Linh                 2. Chiếc Bóng Công Viên - Nancy Tâm Huy
3. Trái Tim Việt Nam - Đức Minh                             4. Bài Ca Hạnh Phúc - Nguyễn Phi Hùng & Nancy Tâm Huy
5. Dòng Sông Hò Hẹn - Giao Linh                           6. Người Tình Yêu Dâu - Hồng Ngọc
7. Khi Đã Yêu - Nancy Tâm Huy                             8. Núi Và Gió - Elvis Phương
9. Thầm Kín - Nancy Tâm Huy                              10. Nếu Có Em Bên Anh - Lam Trường
11. Bông Hồng Cài Áo Trắng - Nancy Tâm Huy       12. Vô Thường - Giao Linh & Đức Minh