lundi 26 novembre 2012

Nước non ngàn dặm ra đi


Nước Non Ngn Dặm Ra đi

Nước non ngàn dặm ra đi Mây trôi , trôi hết một đời - Ngọc Hải

Nói với bạn bè

Nói với bạn bè

Nói với bạn bè


Tao bây giờ đã thành người tha phương
Đất Mỹ tự do… mà vẫn thấy buồn
Mười mấy năm tù khổ thì có khổ
Nhưng bạn bè cùng một nỗi nhớ thương

Tao bây giờ đã bắt đầu bơ vơ
Đường phố thênh thang không đợi không chờ
Một cái bắt tay cùng lời hờ hững
Mầy hả mầy… tìm ra job hay chưa ?
Cắt chỉ một giờ – một hai đồng bạc
Đôi tay đau ngơ ngác nhớ chiến trường
May được ngày xưa trải thời huấn nhục
Để bây giờ quen với chuyện thê lương
Tao bây giờ tìm tao trong quanh quẩn
Một quán cà-phê dăm đứa bạn đời
Vẫn còn đó niềm đau ngày Quốc Hận
Để thấy lòng còn xa xót khôn nguôi
Nhớ bạn bè nhớ không tròn nỗi nhớ
Ngày Bình Long – Rạch Bắp đến Cây Trường
Thằng banh xác biết đâu ngày mất nước
Thằng quặt què chồng thêm nỗi tai ương
Tao bây giờ không tiền mua rượu uống
Mà vẫn say… say ngút với nỗi buồn
Nhìn thiên hạ tranh nhau quyền yêu nước
Mấy chục năm ròng – Nước vẫn tang thương

Trạch Gầm
  Nói Với Bạn Bè - thơ Trạch Gầm
Nhạc & tiếng hát Nguyễn Văn Thành

Bỏ Làng ra đi


Bỏ Làng Ra Đi
Phạm Thế Mỹ

 Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo những trái tim đau với đôi dòng lệ máu

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo tóc trắng mẹ yêu đôi bàn chân ốm yếu
Đem hương khói với khăn tang phận buồn nơi đất lạ
Đem theo tiếng ru trưa đong đưa sầu nhịp võng nhớ
Đem theo mây trắng
Đem theo ánh nắng sưởi ấm lòng người xa quê
Những ngày dài trong mê

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Thương sao mái lá thân yêu xé tan trong lửa khói

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Thương sao mái ngói rêu nâu ngôi trường xưa bóng mát
Thương sao dáng bước trâu non cánh diều cao gió lộng
Thương sao tiếng hát đưa đò trên dòng sông xanh sóng
Thương sao nương lúa
Ôi sao thương quá, thương những gì của dân tôi
Những gì của quê tôi

Điêp Khúc:
Hởi! sông xanh núi biếc, Hởi! phố mới người vui
Bao giờ chưa trở lại
Ngôi làng xưa phố cũ, Lòng tôi chưa được vui
Dẫu mắt em sáng ngời, Với bầu trời trong mới

Hởi! Con trâu bó lúa, Hởi! Nhánh bí hàng cau
Mai nầy tôi trở lại,
Dẫu làng xưa đổ nát, bàn tay tôi còn đây
Với trái tim chưa già. Ôi, ngày về bao xa!

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo tiếng nói quê hương với con tim còn nóng

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo áo cưới năm xưa cho hồn bớt mênh mông
Đem thương nhớ xoá cơn mưa kinh trời cao đất rộng
Cho tôi thấy đêm ru vạn trăng cài trên phố mới
Cho tôi cơm áo
Cho tôi vui sống, cho hận thù rời xa tôi
Thanh bình về quê tôi 


 
                                  Bỏ Làng Ra Đi - Nhạc:Phạm Thế Mỹ, Tiếng hát:Duy Khánh

Những sự thật không thể chối bỏ



Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1)





Lam Sơn 719 thực hiện

 

vendredi 2 novembre 2012

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ



                                              “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ 
                                                                 Bài viết: Trần Trung Đạo 
                                                               Diễn đọc: Hạt Sương Khuya 
                                                            Kỹ thuật Âm thanh: LamSơn719

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

Trần Trung Đạo




“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ
Bài viết: Trần Trung Đạo
Diễn đọc: Hạt Sương Khuya
Kỹ thuật Âm thanh: LamSơn719










mardi 23 octobre 2012

Lời kêu gọi của Tuổi Trẻ Yêu Nước

Lời kêu gọi của Tuổi Trẻ Yêu Nước
 
 
Lời kêu gọi của Tuổi Trẻ Yêu Nước
                                         Thực hiện Audio LamSơn719 & Hạt Sương Khuya

jeudi 11 octobre 2012

Trần Trịnh

Trần Trịnh



Tác phấm đầu tay của ông là Cung Đàn Muôn Điệu, sáng tác năm 1954.
Tác phẩm đã làm cho ông nổi tiếng là "Chuyến xe về Nam", sáng tác năm 1955.
Ông đã phổ bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của T.T.KH. vào năm 1958.
Từ năm 1958-1968, ông tạm ngưng sáng tác để nghiên cứu về nhac.
Năm 1968, ông sáng tác bản "Lệ Đá", và cùng năm ông điều khiển chương trình Đại Hợp Tấu và Hợp Xướng "Đống Đa" trên đài truyền hình. 


dimanche 7 octobre 2012

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

lê hữu

“Anh như ngàn gió,
ham ngược xuôi theo đường mây…

(Mấy dặm sơn khê, Nguyễn Văn Ðông)
 
H
ôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh ta có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực…

 

Kim Tước

Kim Tước

 

Bà tên thật là Nguyễn Kim Tước, sinh năm 1938 tại Nam Định trong một gia đình có 6 người con. Khi còn nhỏ, Kim Tước được theo học chương trình Pháp tại Hà Nội và Huế. Sau đó cô theo học trung học tại trường Lycée Francais De Hue, rồi trường Marie Curie ở Sài Gòn và đậu tú tài Pháp năm 1957.

MỘC LAN

MỘC LAN



Ca sĩ Mộc Lan là ca sĩ tài danh cùng thời với : Thái Thanh, Tâm Vấn, Kim Tước…cách đây hơn nửa thế kỷ; bà nổi tiếng với nhiều bài hát, trong đó có “Em đi chùa Hương” do nhạc sĩ Trần Văn Khê chuyển thành ca khúc, rất được giới sành điệu thời ấy ưa thích.

Mộc Lan làm vợ nhạc sĩ Châu Kỳ một thời gian ngắn ở Huế. Sau đó Châu Kỳ phải lòng cô nữ sinh Gia Long tên là Kha Thị Đàng và và ở với cô này cho đến cuối đời. Còn Mộc Lan thì lấy Trương Minh Đẩu.
Bây giờ bà về dung thân ở một căn nhà có diện tích rất nhỏ, cuối tận cùng con hẻm, đi ngang qua nhà họa sĩ Lưu Nhữ Thụy trên đường Trương Minh Giảng cũ. Bà hiện hữu rất cô độc, càng cô độc hơn khi sống bên cạnh bà là người con gái ngoài 50 tuổi có cân não không bình thường.

lundi 1 octobre 2012

Lệ Thu

Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 07 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tất cả 8 người con, nhưng 7 người con đầu đều qua đời vào năm lên 3 tuổi. Do đó Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ Lệ Thu là người vợ thứ hai, vì những khó khăn do người vợ cả gây nên, năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.

Trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers, vào năm 1959 trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó cô lấy nghệ danh Lệ Thu, trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu trả lời: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu". Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau cô quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.

Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie En Rose, A Certain Smile, La Mer, Love Is A Many Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người đi học ở Pháp về tên Sơn.
Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.

Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.

Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.
Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.

Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.

Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley.

Ngày 22 tháng 6 năm 2007, Lệ Thu tham gia chương trình đêm nhạc Trịnh "Rơi lệ ru người" theo ý tưởng của Tib Hoàng, cháu gái Trịnh Công Sơn cùng với các ca sĩ Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Cẩm Vân, Thu Minh, Nguyên Thảo và đạo diễn Phạm Hoàng Nam.


 
 
 
 
Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie En Rose, A Certain Smile, La Mer, Love Is A Many Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người đi học ở Pháp về tên Sơn.
Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.
Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.
Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.
Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.
Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.
Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley. 

 LỆ THU: Tiếng Ca Khởi Phụng Đằng Giao.

Năm 1963 hay 1965 gì đó, tôi được nghe Lệ Thu hát bản "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" của Trịnh Công Sơn trong dĩa nhựa microsillon. Cách gào rống vô cùng độc đáo đến mức trác tuyệt khi cô hát lên cao làm tôi ngưỡng mộ nồng nhiệt. Cũng như bài "Summertime", bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là bài

Blue có chổ lên cao, chỉ có cách gào rống mới diễn tả nổi cái đau banh gan xé ruột. Ở bài "Summertime" là nổi đau trong kiếp nô lệ nhục nhằn của người Mỹ da đen.
Ở bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là nổi đau đớn lớn của kiếp nhân sinh. Gào rống mà tiếng hát vẫn giữ vững cao độ, không sai một bán cung lại còn ngân nga rựa ràng như trường hợp Lệ Thu đâu phải dễ. Giọng hát Lệ Thu cao nên cô trình bày các ca khúc Tây phương có chổ lên cao như "Come Back To Sorrento" của De Curtis, bản "Tristesse" của Chopin, bản "Serenata" của Enrico Tosselli, bản "Rêveries" của Robert Schumann đều hay, nhưng chỉ giúp cô nổi tiếng ở phòng trà Tự Do, chứ chưa đưa cô vào môi trường khách sành điệu lẫn khán thính giả thời thượng bên ngoài. Và theo tôi, chính những ca khúc theo thể điệu Blue mới làm nổi bật cái độc đáo của tiếng hát cô.
Tuy nhiên, ca khúc "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" chỉ là cái cửa mở ngỏ để cô đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn nhưng chưa phải là cái thang để cô leo lên tuyệt đỉnh vinh quang.

Thật ra, Lệ Thu được khán thính giả bốn phương ngưỡng mộ qua bài "Ngậm Ngùi" của Phạm Duy. Đây là một trường hợp ngộ nghĩnh. Vào thuở cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, nhạc sĩ Lê Thương có phổ bài thơ này thành ca khúc "Tiếng Thuỳ Dương" và chỉ được vài ca sĩ đài phát thanh Pháp Á hát vài lần là bị xếp im lìm trong kho tàng nhạc sử nước nhà. Sau đó rất lâu, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc "Ngậm Ngùi" có nhờ Anh Ngọc thu vào dĩa microsillon để giao duyên với giọng ngâm của Hoàng Oanh.
Bài hát vẫn không được ai chú ý. Chỉ có bài thơ của Huy Cận và giọng ngâm sắc vút của Hoàng Oanh là còn gây dư vang và tình ý trong lòng khách mộ điệu mà thôi.
Phải đợi giọng diễn tả của Lệ Thu, bài hát mới nổi danh như cồn. Nhờ vậy, Lệ Thu trở thành một ngôi sao sáng tuyệt vời trên vòm trời ca nhạc.
Có vậy, khi tiếp tục hát thêm các ca khúc của Trịnh Công Sơn, cô mới cùng Khánh Ly làm nổi tiếng các tác phẩm của anh chàng du ca tài ba lỗi lạc này.
Khi bài "Ngậm Ngùi" nổi tiếng kỷ lục thì nhạc sĩ Phạm Duy khoái quá, sáng tác bài "Nước Mắt Mùa Thu", lấy ý từ cái tên Lệ Thu để tặng người ca sĩ này.
Thật ra thì cái tên Lệ Thu là cái tên khá phổ thông từ thuở xưa. Nhưng Lệ không có nghĩa là nước mắt mà là đẹp: diễm lệ, mỹ lệ, thanh lệ, tú lệ, kiều lệ. Lệ Thu là mùa thu đẹp.

Còn tiếng hát Lệ Thu thì sao? Tiếng cô khàn mà cao vút. Khi lên cao, cô vẫn giữ giọng thật, cô rống lên thật vang dội để cho tiếng trải đều ra, vạm vỡ và dũng mãnh như thác nước Niagara. Những bản "Hương Xưa", "Hoài Cảm" của Cung Tiến, "Chiếc Lá Cuối Cùng" của Tuấn Khanh, "Ngày Đó Chúng Mình" của Phạm Duy là những bản để cô biểu diễn giọng cao như bay vút tận trăm tầng cổ tháp và rắn rỏi như đá hoa cương của mình.

Giọng cao mà khàn khàn, dòn và sáng. Nhưng chuỗi ngân của cô không đều, hơi thô rít, làn hơi cô hơi ngắn, phải tinh tai lắm mới thấy cô vá víu làn hơi và chuỗi ngân của mình. Cô trình bày bản nhạc đơn giản, không ỏng ẹo điệu đà nên tiếng hát dễ đi sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn.
Tiếng hát của Lệ Thu làm cho chúng ta nghĩ đến một trái hỏa châu bắn vọt lên không trung để tỏa ngời ánh sáng. Nó cũng giống như cây pháo Phi Thiên Thập Hưởng khi đốt phải phóng lên không trung để cho tiếng vang xa như sấm rền. Và qua những chuyện thần thọai của Trung Hoa, chúng ta có thể nghĩ đó là con giao long tu luyện lâu năm nên khi đắc đạo bay vọt lên chín từng mây biếc, thóat khỏi kiếp sấu để biến thành con rồng thiêng về chầu đức Ngọc Hòang Thượng Đế. Nó cũng như con phụng từ đỉnh cao chót vót đáp xuống rừng xanh,

dimanche 9 septembre 2012

MÙA THU Trong Tình Ca Việt

MÙA THU Trong Tình Ca Việt


 

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đámmây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam . Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":

"Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"

Thu Quyen Ru-Anh Tuyet
http://www.youtube.com/watch?v=DJHeid5m2hQ&feature=related


image

Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:

"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."

Nhìn những mùa thu đi - Khánh Ly
http://www.youtube.com/watch?v=gOY_fHWlqWg&feature=related


image

Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:

" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."

Mùa Thu Cho Em
http://www.youtube.com/watch?v=ByFnjjhqMVg


Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:

"Tim em chưa nghe rung qua một lần!
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”

Trung Vuong Khung Cua Mua Thu
http://www.youtube.com/watch?v=QqwcJGPtquo


image

Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ"

"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang...

Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh
http://www.youtube.com/watch?v=fB9K5g_PgtM




Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:

"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."

Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":

"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."

Mùa Thu mây ngàn - Tuấn Ngọc & Thái Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=oO0Nt9q92Gg


image

Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:

"Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai
Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay
Ta vẫn ngắm mây trời
Thương về tóc buông lơi
Thương nhớ mãi nụ cười
Bờ môi xinh như mộng
Từ ngày em đi
Đã bao lần thu về rồi ?

image

Dáng Thu Về
http://www.youtube.com/watch?v=niSFJeziiYk


Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:

".....Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi ."

Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu":


"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời”

image


Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:


"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."

Thu SÀI GÒN
http://www.youtube.com/watch?v=VdpyNzReq1s



Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":


"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"

Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình

Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":

"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."

Thu Trong Mắt Em (Phạm Anh Dũng) Quỳnh Lan hát (Vinh Nguyễn"
http://www.youtube.com/watch?v=mHYa9Z0pOuc



image


Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:

"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"

Mua Thu Khong Tro Lai - Si Phu
http://www.youtube.com/watch?v=qjPBKvQm6X4&feature=related


image

Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":

"Bây giờ là mùa thu
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ...

Anh Đã Quên Mùa Thu - Nam Lộc, Tùng Giang-Tiếng hát:Dalena
http://www.youtube.com/watch?v=L8byBhMz54g


image

Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:

"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
MÙA THU PARIS
http://www.youtube.com/watch?v=z4R3fNOvzew


image


Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Pha.m Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":


"Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu ...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi Chiec
 La Thu Phai - Trinh Cong Son

 http://www.youtube.com/watch?v=9UTkySHIjP8
Thu ca http://www.youtube.com/watch?v=9ishFIpSe-w
Mua Thu La Bay http://www.youtube.com/watch?v=cZPPieYZlzY
GIOT MUA THU- Dan Bau http://www.youtube.com/watch?v=37qw5vNyYzE
 Mua thu cho em Ngo Thuy Mien http://www.youtube.com/watch?v=UVCQoGZw91k&feature=related

  Phan Anh Dũng

mardi 28 août 2012

Người Đi Dựng Cờ Vàng

Người Đi Dựng Cờ Vàng



  Sáng nay đọc bản tin đăng trên trang nhà Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam «Tác giả của những bài hát yêu nước bị kết tội phản động» tiếp theo là bức hình của người thanh niên với nụ cười trong sáng, nét mặt cương nghị đầy nam tính bên cạnh hàng chữ Trần Vũ Anh Bình. Nét mặt ấy với tôi chẳng phải xa lạ, dù chưa một lần diện kiến. Tôi biết đến Trần Vũ Anh Bình qua nhạc phẩm «Cám Ơn Mẹ» do một người bạn chuyển đến, cùng với bản tin «Việt Nam : Cần phóng thích các nhà hoạt động tôn giáo ngay lập tức». Theo bản tin, đợt bắt bớ này khởi đầu từ ngày 30-07-2011, khi công an bắt 3 nhà hoạt động Công giáo tại phi trường Tân Sơn Nhất ngay khi họ từ nước ngoài trở về. Trong bảy tuần tiếp theo nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục bắt thêm 12 nhà hoạt động tôn giáo, và Trần Vũ Anh Bình là một trong nhóm 15 Thanh Niên Công Giáo, bị bắt vào ngày 19-09-2011. Có lẽ vì thế nên mọi người chỉ biết đến Trần Vũ Anh Bình bị bắt trong nhóm Thanh Niên Công Giáo, và từ đó ít ai để ý đến một Trần Vũ Anh Bình không chỉ đơn thuần là một nhà hoạt động tôn giáo, mà anh còn là một thành viên thuộc nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước, cùng với những «tội danh» nằm trong bản cáo trạng qua nhận định của VKS : “Trần Vũ Anh Bình là đối tượng hoạt động đắc lực. Ngoài việc tạo lập và quản trị blog ‘Nhacviet.Tuoitreyeunuoc.com’ đăng những bản nhạc do Bình Sáng tác hoặc biên tập, sưu tầm, Bình còn phát tán các bài viết có nội dung chống nhà nước; làm, tán phát cờ vàng ba sọc đỏ (cờ Ngụy); cắm, rải truyền đơn có nội dung chống nhà nước Việt Nam nhiều nơi tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TP. HCM.
  Ngồi nghe lại một số nhạc do Bình sáng tác. Những bài nói về tình yêu đôi lứa hay tình bạn đều gắn liền cùng với hình ảnh quê hương. Sự trưởng thành của mỗi con người đều trải qua từng giai đoạn và môi trường sống xung quanh mình, còn lại là khả năng nhận thức và chọn cho mình một lý tưởng sống. Tôi không tìm thấy những sáng tác của Bình theo tuần tự của thời gian để có được sự cảm nhận đúng đắn về người nhạc sĩ trẻ có một trái tim ấp ủ cả một hoài bão lớn không chỉ cho cá nhân mà cho cả dân tộc được sánh vai cùng khắp năm châu. Hãy nghe Trần Vũ Anh Bình trong NGƯỜI VIỆT NAM….
Yêu sao người Việt Nam đẹp màu da pha mưa nắng
Lấp lánh trong màu mắt cháu con nòi giống máu tiên rồng
Thời cha ông sức gai chông
Ngàn năm yêu dấu non sông
Đẹp mãi nhé những tâm hồn Việt Nam dấu yêu
Qua bao cuộc đổi thay người Việt Nam luôn kiên vững
Tiến bước lên cùng với trái tim nồng ấm giữa bao đời
Cùng trao sức phi thường
Nhịp chân ta bước trên đường cùng đất nước tiến nơi xa trường
Cha ông từ bao đời
Vang trong hồn cháu con
Nghe bao lời thiết tha
Như giọng hát ru, dìu đưa con đi ngàn hướng
Người Việt Nam dòng máu rồng tiên
Người Việt Nam nung náu tim mình
Ngọn lửa thiêng đốt cháy tâm hồn
Tình yêu thương đất nước
Người Việt Nam rợp bước trời đông
Người Việt Nam chung chỉ một lòng
Cùng đứng lên tiếp bước oai hùng
Người Việt Nam tiến lên
Việt Nam tiến lên
Cho quê hương ngời sáng
Trời đông thêm rạng ngời.


 Với tôi đây là bài hát đã làm sống lại một Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân và « Mong sao nước Việt đời đời….Anh dũng oai hùng chen chân thế giới» trong Hải Ngoại Thương Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Sống và lớn lên trong giai đoạn «lịch sử sang trang» vì thế hòa âm của Bình ít nhiều cũng ảnh hưởng theo thời cuộc để thích hợp với «phong trào mới», đối với tuổi trẻ «có lẽ» dễ gần gũi hơn. Tôi không muốn so sánh khả năng sáng tác của họ, vì chẳng ai lấy chuyện hơn thua để luận chuyện anh hùng.
Trong buổi hội luận nói về Tuổi Trẻ Yêu Nước và cũng để thắp sáng Ngọn Đuốc Việt Khang, sau khi Việt Khang vừa bị bắt được tổ chức trên diễn đàn Phong Trào Liên Kết Dân Chủ . Đó là lần đầu tiên tôi hát nhạc phẩm «Cám Ơn Mẹ» do nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình sáng tác, tôi đã hát bằng cả trái tim trong nỗi đau của một người con dân Việt.
Mẹ ơi xin cho con một lòng vì nước non….
Khi quê hương mình điêu tàn,
Con không thể nhắm mắt xuôi tay,
Khi mang trên mình nước Việt,
Dòng máu này một lòng yêu nước,
Khi quê hương mình điêu linh,
Mẹ hỡi bước con lên đường,
Mình là người Việt Nam
Con không thể sống kiếp yếu hèn.




 Đây không phải là «tình ca của người mất trí», mà chính là nỗi đau được nung nấu bằng hình ảnh đau thương trước cảnh máu người Việt Nam chảy khắp Hoàng-Trường Sa, thân thể Mẹ Việt Nam đang bị cắt từng đoạn, kẻ kêu gào..người than oán trên khắp nẻo đường, biết bao cay đắng, biết bao tủi nhục, nhắm mắt lìa đời tay vẫn với tìm những hàng chữ « ĐÔC LÂP-TỰ DO-HẠNH PHÚC» trong vô vọng. Những bất công ấy, những tủi nhục ấy đã nung nấu làm sống lại tinh thần dân tộc,với niềm tự hào của một Việt Nam Minh Châu Trời Đông, ngụy quyền cộng sản có thể dùng thủ đoạn tiêu diệt dân khí ở một thời gian ngắn, nhưng không thể đốt cháy bầu nhiệt huyết tuổi trẻ đã được hun đúc bằng máu và nước mắt của bao anh linh trải dài trên khắp ba miền đất nước. Hồn Hát Giang còn đó, sóng Bạch Đằng vẫn vang vọng những chiến tích anh dũng lẫy lừng kết thúc một ngàn năm nô lệ giặc phương Bắc, nào Hà Hồi…nào Vạn Kiếp…nào Đống Đa….nào Yên Báy… đã tích tụ nên một Hồn Người Việt máu đỏ da vàng với niềm tự hào bất diệt.

  Từ bạn bè tôi được biết, Trần Vũ Anh Bình là một thanh niên thẳng thắn, có khí phách của một nam nhi, luôn nhiệt thành với bạn bè, tha nhân. Cũng như Việt Khang hay các nhà đấu tranh dân chủ khác, Bình bị bắt giam vì mang tội «yêu nước», một tội danh không hề có trong pháp luật loài người. Sống trên một đất nước mà tam quyền phân lập đều nằm trong tay của kẻ cường quyền, thì làm gì có chỗ đứng dành cho một luật sư chân chính, luật pháp chỉ là những trò đùa trên nỗi đau thân phận của những kẻ khốn cùng, điều này với Bình chẳng xa lạ gì, và anh an nhiên đóng sập cửa «Thiên đường xã hội chủ nghĩa» bằng nụ cười khinh bỉ trên môi.
Tuổi trẻ ngày nay đã bị tha hóa trước một nền giáo dục nhồi nhét đến bội thực, niềm tự hào dân tộc được thay thế bằng những chủ thuyết ngoại lai què quặt, dẫn dắt con người đi đến họa diệt vong, nhục Quốc thể, hai chữ «liêm sĩ» không bằng một bát cơm, HÈN luôn là cái giá buộc con người phải đứng trước sự chọn lựa để những người thân yêu được an bình. Hãy thử một lần đứng trước sự chọn lựa ấy, để thấy rõ hơn sự «nhu nhược» đáng thương mà chỉ có người quân tử mới đủ tư cách «gánh chịu». Ngụy quyền cộng sản có thể giết chết ngàn-ngàn vạn-vạn Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang hay nhiều nhiều hơn nữa, nhưng không thể giết chết niềm tự hào của dòng máu Lạc Hồng, một Anh Bình nằm xuống hay một Việt Khang mất đi, sẽ có ngàn-ngàn vạn-vạn Anh Bình-Việt Khang khác đứng lên. Hãy chờ xem….dòng máu Lạc Hồng sẽ không bao giờ cạn, mỗi giọt máu đổ xuống sẽ như vết dầu loang thắp sáng thêm ngọn đuốc tự do, đốt tan đi những dối gian lừa bịp, ngày phán xét sẽ đến, cánh cửa công lý sẽ mở rộng, những đôi tay nhúng chàm được dấu kín trong bóng tối cũng sẽ phải lõa lồ khi bình minh lố dạng. Hãy sám hối trước khi quá muộn, để vết nhục ngàn đời kia được tẩy sạch theo thời gian bởi những trái tim nhân bản, biết xót xa trước nỗi đau của tình đồng bào. « Lấy trí nhân thay cường bạo….Đem đại nghĩa thắng hung tàn» luôn là cánh cửa mở rộng cho những đứa con biết quay đầu tìm về bến.
  Chỉ còn ít ngày nữa thôi là đúng một năm Bình bước vào vòng lao lý, một năm với thân xác bị bào mòn, nghe nói Bình đang bệnh nhưng không biết làm gì hơn ngoài những lời cầu nguyện. Ở chốn xa xôi ấy khi đêm về, Bình hãy vững tin rằng đang có rất nhiều người hướng về chốn ấy dâng lời cầu nguyện, trong đó có Hạt sương khuya, luôn cầu chúc cho Bình chân cứng đá mềm, vượt qua những gian nguy để thấy được chân lý bên kia đồi thương khó. Công lao của Bình và các bạn trẻ rồi đây sẽ được lưu danh muôn thuở, dù công lao ấy có đang bị «lãng quên», mà người quân tử thì có bao giờ màng chi đến công danh, nhưng bất công nhiều quá, nhiều đến bội thực, và rồi tất cả chỉ còn là những «hiện tượng», hiện tượng mới sẽ xôn xao hơn, «chửi rủa» nhiều hơn, cho đến khi âm thanh…nhỏ dần…nhỏ dần…rồi tắt lịm. Hình ảnh «Cờ Vàng Tung Bay trên Thành Phố Cần Thơ ngày 30 tháng 4 năm 2011» vẫn còn đó ...
 CoVang-Cantho-4  CoVang-Cantho-3  CoVang-Cantho-2

 khi nhận được những bức hình này tôi đã khóc trong niềm hạnh phúc, nhưng rồi tôi cũng đã quên đi người mang đến tôi những hạnh phúc tràn trề ấy, đã phải trả  giá bằng những tháng năm tù tội. Tôi đã đóng đinh mình xuống tận đáy VÔ DỤNG, mở chừng mắt nhìn lên  thấy anh em tôi đang chết dần mòn, tôi đang tự nguyền rủa mình, các bạn trẻ ơi hãy tha thứ cho tôi….LỰC BẤT TÒNG TÂM.
Các bạn trẻ quý mến! Tôi không thể đồng hành trực tiếp cùng các bạn trong gian nguy, nhưng tôi và rất nhiều người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại sẽ đồng hành cùng các bạn chung một lý tưởng, chúng ta sẽ cùng nhau bằng nhiều hình thức, đạp đổ chế độ thối nát bần tiện này, để…..
Người Việt Nam tiến lên
Cho quê hương ngời sáng
Trời đông thêm rạng ngời.
   Các bạn hãy sống và làm những gì đúng nhất theo con tim và lý trí của các bạn dẫn dắt, không ai có quyền đòi hỏi các bạn phải đổ máu để làm anh hùng, vì khi nói đến anh hùng là nói đến sự anh minh sáng suốt, nói đến cái dũng của kẻ sĩ, những cái chết vinh quang là cái chết «Sĩ khả sát, bất khả nhục» từ ngàn xưa chẳng có cái chết «ngu muội» nào mà được tuyên xưng là anh hùng. M ột khi bước vào con đường cách mạng, chắc hẳn các bạn cũng đã chuẩn bị cho mình một cái chết «xứng đáng», chết như anh hùng Nguy ễn Thái Học…
Chết vì Tổ Quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng.
  Anh Bình-Việt Khang cùng các bạn trẻ quý mến! Hạt sương khuya tôi chỉ là một nhi nữ thường tình, tự lấy làm xấu hổ vì khả năng quá hạn hẹp, chưa đóng góp được gì so với những hy sinh mất mát mà các bạn đã và đang gánh chịu, tôi thật nhỏ bé trước những hy sinh cao cả đó, những năm tháng tù đầy với biết bao điều tủi nhục, tôi cảm nhận được nỗi đau của các bạn, nỗi đau từ chiếc roi đồng chủng… quất mạnh …làm tim rỉ máu…..và tôi…cũng đang nghe tim mình rạn nức…vỡ vụn!
Hãy vững niềm tin…công lý và sự thật rồi đây sẽ tỏa sáng trên khắp miền đất nước, ngày khải hoàn sẽ không xa, ngày tôi và các bạn cùng chia nhau những giọt nước mắt hạnh phúc của tình đồng bào ruột thịt.
Người Việt Nam tiến lên
Cho quê hương ngời sáng
Trời đông thêm rạng ngời.
Hạt sương khuya
Tháng 08-2012

dimanche 19 août 2012

Đại nhạc hội CÁM ƠN ANH Người Thương Binh VNCH-kỳ 6

Đại nhạc hội CÁM ƠN ANH Người Thương Binh VNCH-kỳ 6

Phần Khai mạc
  
Phần 1
  
 Phần 2
  
 Đại nhạc hội CÁM ƠN ANH kỳ 6 VN Tôi đâu ? - Anh là ai ? (Em bé 5 tuổi hát)  
 Đại nhạc hội CÁM ƠN ANH kỳ 6 Trên đầu súng-Nhớ Mẹ-Anh Là Ai?-Việt Nam Tôi đâu

dimanche 29 avril 2012

ANH SẼ NGỦ YÊN TRÊN QUÊ HƯƠNG

ANH SẼ NGỦ YÊN TRÊN QUÊ HƯƠNG 



Thời tiết mấy tuần qua thay đổi thất thường, bầu trời xám sậm như đang chất chứa nỗi niềm u uẩn của những bước chân hoang lạc vẫn còn đang rong ruổi trên con đường viễn xứ, nắm chặt đôi tay kéo lê bên mình nỗi hận Vong Quốc, dõi mắt trông về nơi cõi xa xăm kiếm tìm mảnh đất mang hình cong chữ S, đang bị những lưỡi dao thâm độc xẻ từng mảng làm của lễ dâng lên thiên triều để cùng nhảy múa chung vũ điệu «  sông liền sông núi liền núi » ,mặc cho những âm thanh đang thét gào, những đôi tay vẫy gọi cầu cứu, máu và nước mắt tràn ngập trong nỗi đau tuyệt vọng trước gọng kìm độc tài áp bức, và tôi …đã chết lặng do trăm ngàn mũi tên đang bắn thẳng vào tim.

Một mùa tháng tư đen lại đến… « tháng tư nấu cơm vo gạo bằng lệ » tháng tư ngồi đâu cũng nhớ, ngồi đâu cũng khóc, tháng tư hát hoài không hết nổi một bản nhạc ly hương. «  Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng, Sàigòn bây giờ ai khóc thương ai, Sàigòn giới nghiêm che khuất đêm dài, Sàigòn bóng nghiêng Sàigòn nắng đổ, Sàigòn bây giờ cuối mặt xa nhau »….

Ngoài trời mưa vẫn rơi, cơn mưa rỉ rả như lời cầu kinh của người Mẹ hiền, xin bình an cho những đứa con lưu lạc. Tôi chọn một ngày thật buồn ngồi lật lại từng trang sử bi hùng của những người Anh đã nằm xuống bên những nấm mồ hoang, không người hương khói, hồn vất vưởng lạc loài nơi cõi u minh, đợi chờ ngày 30-04 hằng năm cùng trỗi dậy, để mong tìm được lại mảnh đất của riêng mình, mảnh đất mà Mẹ Việt Nam coi như một niềm tự hào bởi có những người con đã nằm xuống vì hai chữ TỔ QUỐC thân yêu. Những chiến tích của một thời dấu binh lửa chợt hiện về trong lòng huyệt mộ, tất cả cùng bật dậy, đứng thẳng người đặt tay lên trái tim, và cùng cất cao tiếng hát…

Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền
Dù cho thây phơi trên gươm giáo
Thù nước lấy máu đào đem báo….

Giọt máu cuối cùng của người lính VNCH đã đổ xuống, nhưng đôi tay vẫn ôm chặt mảnh đất quê hương trong nỗi căm hờn, trong niềm tuyệt vọng, hơi đã tàn, sức đã kiệt… mắt vẫn mở trừng nhìn thẳng mặt quân thù, miệng cười ngạo nghễ cất cao tiếng hô vang « VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM » và viên đạn cuối cùng đã được bắn ra trong niềm kiêu hãnh của kẻ… Sĩ khả sát bất khả nhục. Tên Anh đã đi vào lịch sử…

NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

Mang thân lừa vác trên mình một gánh nặng giang san, đi xuyên suốt cuộc hành trình dài hai mươi năm của cuộc chiến, không oán than, không hờn trách, chỉ mong thỏa chí tang bồng cho xứng mộng làm trai thời loạn. Mồ hôi, máu và nước mắt cùng quyện lẫn với Hồn Thiêng Sông Núi, lấy TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM làm kim chỉ nam mang TỰ DO-HẠNH PHÚC cho đồng bào. Tất cả sự hy sinh của người lính đã vượt lên số phận, các Anh không là một tín đồ ngoan của thuyết định mệnh, thế nhưng số phận như một tiền định đã an bài mà sự nhỏ bé của con người vốn dĩ không thể chống lại. Và cái ngày nghiệt ngã đau thương ấy đã đến, máu của bao nhiêu triệu người đã đổ xuống cho hai chữ « thống nhất » trong mưu đồ nhuộm đỏ mảnh dư đồ của Cha Ông bao đời gầy dựng, một sự thống nhất mang mầm mống chia rẽ ngày một lớn hơn trong lòng dân tộc, hậu quả ngày một khốc liệt hơn, tàn bạo hơn trước những vô cảm dẫm đạp lên nhau để được sinh tồn, quyền lực là phương tiện hữu hiệu nhất của kẻ thắng trong mưu đồ tiêu diệt dân khí, những khuôn mẫu suy tư độc đoán ấy đã dìm chết cả một dân tộc đắm chìm trong «  chủ nghĩa tuân thủ » và hai chữ TỔ QUỐC đã không còn thiêng liêng dưới một nền giáo dục mang đầy kịch tính, bởi «  thượng bất chính-hạ tất loạn ».

NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

Anh nằm xuống thật vinh quang, thật nhẹ nhàng… máu anh đã chan hòa trong lòng đất Mẹ quyện cùng máu của tiền nhân để làm sáng ngời thêm trang sử Việt, kẻ chiến thắng đã khiếp sợ trước cái chết vinh quang cao cả đó, sự trả thù là lẽ tất nhiên của kẻ đã mất đi cái chính nghĩa bởi tự xưng cho mình cái danh đi « giải phóng », và thân xác anh đã bị ném bên đường, hay bên sông, bên suối cho ruồi bu kiến đậu, để thỏa mãn cái thú tính của loài vật đội lốt người đang đắm chìm trong men chiến thắng. Nhưng Anh vẫn còn đó tình thương yêu và sự kính trọng của đồng bào, dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã cũng đã làm tròn cái trách nhiệm của tình quân dân cá nước… nghĩa tử là nghĩa tận… cũng còn đó những con người đã thấm nhuần câu ca dao «  Bầu Bí » của ông bà để lại, thân xác Anh được đắp vội bên đường, bên ruộng, bên mương, hay trong những cánh rừng sâu thẳm. May mắn lắm thì có những ngôi mộ được chăm sóc giữ gìn, kịp cải táng đưa về nơi yên nghỉ, dù không đúng nghĩa thiêng liêng của mảnh đất dành riêng cho Hồn Tử Sĩ, nhưng ít ra cũng được che nắng che mưa để không tủi thân anh linh của những người đã Vị Quốc Vong Thân. Hoàn cảnh nghiệt ngã trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, dù đã trọn nghĩa vẹn tình, nhưng thời gian đã thay đổi, những kiến trúc, những công trình mới khiến cho những ngôi mộ nay đã không còn dấu vết, do lấp vội, lấp nhanh để còn kịp chạy tránh xa loài quỷ đỏ như loại hung thần đang tràn vào thẳng tay chém giết. Các Anh có thật sự ngủ yên trong lòng đất Mẹ…. !

37 năm trôi qua, thân xác Anh đã rũa mục, có còn chăng là những lóng xương trơ trọi nằm trong lòng huyệt mộ, chỉ đất mới biết phân loài máu Anh, máu Việt Nam mang tình của Mẹ. Ngoài trời mưa vẫn rơi, gió vẫn thổi, có phải cơn gió vừa đi ngang đây là anh không ? Sao anh im lặng…sao anh suy tư….hay Anh đang nhớ bạn bè, nhớ chiến trường, nhớ đồng đội, chắc là Anh đang thèm hát bài Quốc Ca, thèm nghe tiếng hỏa châu rơi, thèm lắm một điếu thuốc hay một ngụm Cà Phê của quân tiếp vụ, tôi nhìn Anh cô đơn quá, gia tài của Anh chẳng còn gì ngoài tấm thẻ bài và chiếc nón sắc, nếu may mắn còn kịp mang theo bên mình. Tôi thương Anh lắm…. Anh biết không.

Chỉ còn vài tiếng nữa thôi, là đến ngày giỗ thứ 37 của Anh, tôi đang quỳ đây trước bàn thờ với tất cả Quân Trang Quân Dụng, hành trang cần thiết của một người lính mà tôi đã may mắn có được, và coi đó như những báu vật quý nhất trên đời Anh đã để lại, đến một lúc nào đó khi nhớ về Anh, tôi sẽ đem ra ngắm nhìn, khi cô đơn và thất vọng trước tình người, tôi sẽ tìm đến Anh, vì tôi biết Anh sẽ là người tình chung thành nhất, sẽ chẳng phản bội tôi như Anh đã từng thủy chung cố bám lấy mảnh đất Quê Hương bằng thân xác cạn kiệt và một trái tim mang đầy vết đạn.

Cơn gió nào vừa thoáng bên song
Hãy đón dùm tôi một bóng hình
Hồn ai lãng đãng trong mưa lạnh
Mong kịp về đây sưởi chút tình

Anh ! Người ta thường nói…mùa xuân là mùa thay đổi của vạn vật, sẽ đem đến niềm tin và sức sống cho con người, nhưng sao hồn tôi như trĩu nặng và trống vắng, có phải vì mùa xuân đã để lại những dấu ấn đau thương và tang tóc… khiến tôi, Anh và cả dân tộc này đã trở thành nạn nhân của một mùa xuân mang đầy xác khí, làm sao không rơi lệ khi con tim chất đầy tính nhân bản, trước cảnh giết thẳng tay, giết không ngơi nghỉ. Và Anh…người đội trên đầu hàng trăm ngàn tấn bom, cuối cùng phải kết liễu cuộc đời bằng chính viên đạn của mình. Cái chết của Anh đã khiến kẻ thù khiếp sợ, dù lăng nhục sỉ vả đến tận cùng, nhưng chúng cũng không thể phủ nhận cái khí phách của người lính Việt Nam Cộng Hòa, lịch sử ngày một chứng minh cái chính nghĩa không thuộc về kẻ chiến thắng, tên Anh ngày một sáng ngời trong lòng dân tộc, có chút tự hào và niềm kiêu hãnh nào đó đang tràn ngập trái tim tôi. Cảm ơn Anh, cảm ơn Mẹ Việt Nam đã sinh ra những người con bất tử để tôi có được niềm tự hào hôm nay.

37 mùa xuân trôi qua… những gian dối, những điêu ngoa ngày một phơi bày trước ánh sáng công lý, chủ nghĩa cộng sản đã bị thui chột trước đà tiến của nhân loại, đất nước đang đón chờ một mùa xuân thật sự an bình, không còn cảnh máu đổ lệ rơi, ngày mà chỉ có triệu người vui không có triệu người buồn. Ngày đó con dân Việt sẽ đón Anh mang về mảnh đất của riêng Anh, mảnh đất nhỏ hẹp ấy sẽ không còn ai chiếm đoạt, và đó cũng sẽ là ngày mà Anh thật sự ngủ yên trong lòng đất Mẹ.

Xin thắp nén hương lòng thành kính TRI ÂN NHỮNG ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN trong mùa Quốc Hận 2012.

Hạt sương khuya

mardi 3 avril 2012

Hải Ngoại Thương Ca








Hải Ngoại Thương Ca

Viết và Diễn đọc: Hạt Sương Khuya
Thực hiện Âm thanh: Lam Sơn 719





Hải Ngoại Thương Ca

Chủ nghĩa tham vọng….chẳng biết loại chủ nghĩa này hay không, nhưng hình như chưa từng hiện hữu trong đời sống tôi, chăng chỉ niềm đam sống hết mình trong nghệ thuật âm nhạc, một bức tranh đẹp giá trị phải được phù thủy hóa bằng trái tim qua nét vẽ của người họa .Tôi không muốn phác họa « thần tượng » của mình trên đôi tay vụng về, bởi giá trị của ông đã được quá nhiều văn nhân thi nhắc đến bằng tất cả ngôn từ đẹp nhất trong sự ái mộ trân trọng, tôi không muốn mình trở thành thừa thãi khi viết về ông. không sa mạc cũng xin làm hạt cát được quyện tròn trong cơn lốc yêu thương, tôi tìm về ông như một nơi trú ẩn cho tâm hồn, xoa dịu trong tôi những vết xước của gai đời, nơi đó tôi tìm lại cho mình sự thăng bằng để tiếp tục bước đi trên đoạn đường còn rất dài nhưng chưa tận.


Viết về người nhạc khả kính Nguyễn Văn Đông, quả thật tôi không đủ khả năng để nói được hết những tinh hoa trong nghệ thuật âm nhạc ông đã mang đến cho đời, tất cả những hay đẹp nhất đã được nhà thơ Du Tử viết lại một cách rất trân trọng chi tiết, bao gồm :Tiểu sử, thân phận, cũng như những nhận định về hình ảnh người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông. Xin được khép lại những tinh hoa của một nhà thơ nói về người nhạc khả kính, bởi chính ông đã « hữu xạ tự nhiên hương », sự chuyển tải đôi khi vụng về của tôi sẽ trở nên thừa nếu không muốn nói ….dở. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn hoài niệm lại một quãng đời tôi đã đi qua, trong đó hình ảnh của người Bố đã một thời khoác áo chinh y, ngoài những ca khúc tiền chiến bất hủ, Bố người đã đưa tôi đến gần với nhạc Nguyễn Văn Đông, để từ đó âm nhạc Nguyễn Văn Đông đã sống cùng tôi trong suốt cuộc chiến dài cho đến mãi tận hôm nay.


Nhạc Nguyễn Văn Đông. Ông sinh ra vừa kịp lớn để bước theo tiếng gọi núi sông, tôi sinh ra để kịp nghe tiếng tầm bay của đạn pháo.Hai mảnh đời nhưng cùng một thân phận, thân phận của những con người sinh trong thời ly loạn, để cùng gặm nhấm chung những nỗi đau mất mát của chiến tranh, ông bước vào đời bằng tưởng của người trai sông núi, tôi bước vào đời bằng giấc đoàn viên bên cạnh bếp lửa hồng. chính nơi này tôi đã gặp ông trong cái duyên âm nhạc….


Mỗi lần được tin Bố sắp về phép, lòng tôi nôn nao thấp thỏm đứng ngồi không yên, trường học tôi nằm ngay trên con đường đi ra cổng làng, rất thuận tiện cho việc đi đón Bố sau khi tan học, ngày ấy còn quá , tôi không khái niệm về thời gian, nhiều hôm về đến nhà bị ăn đòn cái tội học xong không về thẳng nhà còn đi lêu lỏng, những lần như thế bịnh bẩm sinh lại tái phát, mình tôi lầm lũi đi ra chiếc cầu nằm cạnh nhà bắc ra sông, ngồi thả chân đánh đu cùng sóng nước, mắt nhìn về một cõi xa xăm tìm Bố để than van kể lể về nỗi lòng « Oan Thị Kính », biển người bạn duy nhất đã cất giữ dùm tôi những giọt nước mắt của nhớ thương, hình ảnh Bố với gương mặt thoáng buồn cùng đôi mắt trĩu nặng trong bộ quân phục bên cạnh cây súng chiếc nón sắt đang nhìn tôi như muốn nói điều


- Bố ơi, con nhớ Bố lắm..


Tôi quay về mang theo chút tia hy vọng, mong ngày mau qua cho đêm xuống, để khi thức giấc tôi lại thêm một ngày chờ đợi đón Bố khi bóng người còn đang rất xa


- Sao con không nhà, ra ngoài trời nắng chang chang thế này


Và câu nói muôn đời bất di bất dịch của tôi


- Sao Bố đi lâu thế


Những ngày phép qua đi thật ngắn ngủi, nhìn cách chuẩn bị của Mẹ cho tôi biết ngày mai này Bố lại ra đi….. Tôi lầm lũi trở nên ít nói, với lên vách tường lấy xuống cây đàn Mandolin trao vào tay Bố


- Bố đàn hát cho con nghe nhé


Cầm cây đàn trên tay sửa lại cho đúng nốt, giọng Bố trầm buồn….



Chiều mưa biên giới anh đi về đâu

Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu

Kìa rừng chiều âm u rét mướt

Chờ người về vui trong giá buốt

Người về bơ vơ …..


Người đi khu chiến thương người hậu phương

Thương màu áo gửi ra sa trường

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng

Thì đường trần mưa bay gió cuốn

Còn nhiều anh ơi !


Tiếng đàn khi trầm lúc bổng réo rắt như những nhịp bước quân hành.Hình ảnh những người lính hiên ngang nối đuôi nhau đi trong mưa bão lúc ẩn lúc hiện, trước mặt núi rừng trùng trùng điệp điệp, văng vẳng bên tai tôi, tiếng quân hành lướt đi ngoài sương gió, tôi nhìn theo bóng dáng người lính cuối cùng đã khuất dần dưới cơn mưa bão, lòng chợt bồi hồi « Chiều mưa biên giới anh đi về đâu »…..Bản nhạc đã dứt, tâm hồn tôi còn mãi tận nơi đâu…..Giọng Bố đánh thức tôi trở về với thực tại chỉ còn kịp nghe ….


- Chiều Mưa Biên Giới của Nhạc Nguyễn Văn Đông đó con gái.


Kể từ đó… « Em chưa biết yêu đã biết sầu »… Âm nhạc Nguyễn Văn Đông đã đi bên cạnh tôi như một người tình trong suốt cuộc chiến, xoa dịu trong tôi những nhớ thương về người Bố ngoài chiến trường, đang ngày đêm miệt mài ôm tay súng gìn giữ sơn cho tôi được những giấc ngủ bình an.


Những cánh phượng rời xa cuống đi tìm giấc ngủ vùi trong cơn mưa thu, một vài tiếng ve sầu đang cố cất lên những cung bậc thê thiết sau cùng để lìa xa nhân thế, xa xa vọng về những âm thanh của sự chết, máu quyện cùng đất chan hòa cùng nước mắt của người thiếu phụ, người lính vẫn miệt mài tay súng, vẫn tình thu thắm thiết, vẫn nhớ muôn vàn đến một « Sắc Hoa Màu Nhớ »



Hoa phượng rơi đón mùa thu tới

Màu lưu luyến nhớ quá thu ơi

Ngàn phượng rơi bay vương tóc tôi

Sắc tươi màu phố vui

Tiễn em chiều năm ấy….


Đời tôi quân nhân, chút tình duyên gửi núi sông

Yêu mầu gợi niềm thủy chung

Nhưng rồi vẫn nhớ,một trời vẫn nhớ đời đời

Phượng rơi rơi trong lòng tôi….


Người lính vẫn hiên ngang bước đi trong oan nghiệt của đất trời, mưamưa da diết, mưa như vuốt mặt, mưa như cài thêm nỗi nhớ để bước chân anh không biết mỏi, gian khổ, hiểm nguy , hay tóc anh tơi bời lộng gió bốn phương, nhưng chân anh chưa mỏi, chí anh chưa sờnchuyện mưa nắng bụi đường với đời trai đã nguyện hiến dâng mình cho đất nước. Người lính Nguyễn Văn Đông cũng như bao chàng trai cùng trang lứa, đã bước theo tiếng gọi của tiền nhân băng mình trong lửa đạn, đêm nằm gối súng trông ánh sao trời nghe tim mình thèm khát một chút tình đơn , ươm những giấc cho ngập tràn nỗi nhớ, để khi tìm về bên người yêu, vị thuốc súng vẫn phảng phất vương trên màu áo trận, xóa tan đi những giọt tủi hờn. Hạnh phúc lại một lần nữa được khai sinh trên nỗi nhớ, mong manh tựa sợi trời, thì hạnh phúc ấy cũng đủ gía trị để ta nâng niu trọn một kiếp người.


Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng

Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê

Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông

Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa…


Anh như ngàn gió, ham ngược xui, theo đường mây

Tóc tơi bời lộng gió bốn phương

Nước non còn đó một tấc lòng

Không mờ xóa cùng năm tháng

Mấy ai ra đi hẹn…về dệt nốt tơ duyên…


chưa một lần được làm người yêu của lính trong thời chiến, nhưng trong tôi đã đủ những cảm nhận phút giây giã biệt, nỗi quyến luyến trước phút chia tay khi Bố trở lại chiến trường vẫn in hằn trong trái tim, những giọt nước mắt trong cái ôm siết chặt rớt trên vai Bố đã nuôi tôi khôn lớn từng ngày, để từ đó tôi biết yêu quý trọng hơn những đang hiện hữu. Lời giã biệtnhư nói lên một sự hứa hẹn nhưng không phải tuyệt vọng, làm tan nát lòng kẻ người đi, thì đó cũng chính chất xúc tác để ta không phải hoài một đời, sống trọn vẹn một lần trongthú đau thương ”.


Thôi nhé về đi em buồn chi

Lưu luyến càng thêm đau người đi

Một trời binh lửa nhuốm tang thương

Người đi chốn sa trường

Hàn gắn tình mến thương


Nơi ấy dù bôn ba đời lính

Anh vẫn còn yêu thuở học sinh

Trời chiều biên giới hết mưa bay

Người đi chóng quay về

Em gắng chờ đợi nhau.


Từng đàn bướm đang lượn quanh muôn hoa, đám cỏ non đang đùa trước gió, từng cụm mây trắng như bóng giai nhân nằm khoe mình dưới bầu trời xanh vắt. Xuân đã về


Dù ai buôn bán nơi đâu

Nhớ đến ngày tết rủ nhau về


Chiến tranh tàn ác cách mấy, cũng chẳng ai nỡ gieo tang tóc trong những ngày xuân, thế nhưngmùa xuân năm một ngàn chín trăm sáu mươi tám. (1968) Mùa xuân của điêu linh,của tang tóc, của máu nưóc mắt trộn lẫn xác người cùng xác pháo đẫm ướt trên khắp quê hương miền Nam. Người người khóc, nhà nhà khóc, tiếng pháo giao thừa đã phải chào thua những tiếng nấc uất nghẹn, những ánh mắt hờn căm,những kêu gào tuyệt vọng. Làm sao nói cho hết sự tàn bạo của cái chủ thuyết thần, luân đạo đức không giá trị bằng những ly rượu máu chảy từ người dân được nâng lên chúc mừng cho loại chiến thắng lừa bịp, hung tàn. Thương cho thân phận những người lính miền Nam phải đón giao thừa trong một phiên gác xuân, nghe tiếng súng ngỡ rằng tiếng pháo, ngồi trong chòi ngỡ mái nhà tranh, hình ảnh đó đã đủ nói lên hết cái tinh thần trách nhiệm của người trai thời loạn. Một lần nữa xin được tri ân các Anh, những người còn sống hôm nay những người đã ngủ sâu trong lòng đất Mẹ.


Đón giao thừa một phiên gác đêm

Chào xuân đến súng xa vang rền

Xác hoa tàn rơi trên báng súng

Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…


Chốn biên thùy này xuân tới chi

Tình lính chiến khác chi bao người

Nếu xuân về tang thương khắp lối

Thương này khó cho vơi,thì đừng đến xuân ơi.


Nếu như định mệnh dành sẵn cho người lính một kết thúc oan nghiệt, thì con dân miền Nam cũng phải gánh chịu những đọa đày sau ngày tàn của cuộc chiến. Tất cả những người lính làm đã vượt lên số phận, họ không một tín đồ ngoan của thuyếtđịnh mệnh”, nhưng than ôi, số phận như một tiền định con người không thể chống lại. Đã bao lần tôi khóc cho Anh khóc cho dân tộc này. Ngày Anh bước vào trò chơi mãn tính của loài thú, ngày con dân miền Nam sống lệ khổ sai trên chính quê hương mình, bóng tối sự chết luôn rình rập đe dọa trên nỗi sợ của con người, làm sao không biết sợ khi đứng trước loài cầm thú chỉ biết phục tùng cho bản năng. tôi rời quê hương mang theo bên mình nỗi buồn viễn xứ, Anh lại gậm nhấm nỗi nhục của người ngã ngựa.


Trong những năm đầu sống vật vờ làm trăng viễn khách, hồn tôi xuôi ngược chẳng biết về đâuNhững chiều mưa biên giới, những sắc hoa màu nhớ, những phiên gác đêm xuânTất cả đã mờ dần, trong tôi giờ chỉ sàigon ơi vĩnh biệt, người di tản buồn, ai trở về xứ Việt, hay một chút quà cho quê hương... Tôi đã quên ông, quên người nhạc đã nuôi lớn trái tim tôi, con dân miền Nam cũng thôi nhớ về ông, những khuôn mẫu suy độc đoán đã dìm chết cả một dân tộc đắm chìm trongchủ nghĩa tuân thủnhững tiếng hát hồn như những thây ma cùng bước lênchủ nghĩa đại đồng”, tất cả cùng ngã gục xuống tận đáy điêu linh củathời bao cấp”.


Mười năm của tủi nhục đã bào mòn thân xác, ông trở về mang theo một túi hành trang trống rỗng, chứa đựng sự rách nát toàn diện của tâm hồn. “Ông bước đikhông thấy phốkhông thấy nhàchỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ ”. Đâyđây mới đích thực nỗi đau tận cùng của những giọt lệ khô đã làm trơ đi hốc mắt. Xa lạ lắm phải không ông? Nếu không còn nước mắt để khóc thì cười đi ông nhé, cười cho thật man dại, để khi tiếng cười ngưng bặt, trong sự tĩnh lặng ông sẽ nghe hơn tiếng thét gào từ đáy vực tâm hồn. một người mang ơn ông , hãy để tôi khóc thay ông, khóc cho cái gía ông đã trả cho tình yêu đất nước niềm đam sáng tác, để tôi được thừa hưởng chân giá trị ông đã để lại cho đời.Lần trở về tìm lại cảnh người xưa, trong nỗi xót xa bồi hồi xúc cảm, ông chỉ kịp nhìn những điêu tàn đổ nát, nhưng không kịp đuổi bắt quá khứ chưa một lần vấy đục sông


Về đây ngơ ngác, chim bay tìm đàn

Về đây hoang vắng, lạnh buốt cung đàn

Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế

Qua đáy tim chưa đục sông mê

Qua ước mơ duyên tình đơn sơ…..


Nơi xưa quê nghèo, nhà tranh nát tiêu điều

Tình xưa khôn hàn gắn

Người đã đi rồi, người về đâu có hay

Đâu vòng tay đắm say …..


Nói đến âm nhạc Nguyễn Văn Đông, nếu như không nhắc đếnKhúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớpthì quả một thiếu sót rất lớn. Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp như một tiêu biểu cho sự chọn lựa tưởng của người trai thời loạn, bao gồm cả ý thức hệ. Sự dung hòa giữa tình nhà nợ nước, đã không làm mất đi cái giá trị nhân bản của một con người bình thường tronghàng hàng lớp lớpcủa ông. lẽ đó cũng một nét riêng, một đặc điểm để trở thành một biểu tượng trong lòng những người lính khi đến với âm nhạc Nguyễn Văn Đông.


Còn đây giây phút này

Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi

Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau

Ngày mai xa cách nhau

Một người gối chiếc cô phòng

Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió


Hỡi người anh thương, chứa trọn thề ước

Nhưng tình đất nước ôi lớn lao

Không đành lòng dệt mối thắm riêng tư

Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý

Đêm nằm gối súng trông ánh trăng

Cho người này gợi nhớ thương người kia …..


Và xin em hiểu rằng

Người đi giúp nước nào màng danh chi

Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy

Đời dâng cho núi sông

Lòng này thách với tang bồng

Đừng sầu má ấy phai hồng, buồn lắm em ơi.


Thời gian tựa bóng câu qua mành, mới đó đã hơn ba mươi sáu năm, kể từ ngày quê hương đắm chìm trong biển lửa. Theo làn sóng tị nạn cộng sản, tôi cũng như những người con dân Việt, đành đứt ruột lià xa những người thân yêu, lìa xa Tổ Quốc sống những tháng ngày lưu vong nơi đất lạ quê người, hình ảnh hoảng loạn không định hướng của những ngày đầu, lại một lần nữa trở về hiện diện trong ức tôi…! Mọi người đang đón mừng giáng sinh trong an bình hạnh phúc, con dân Việt chúng tôi đón mừng giáng sinh trong nước mắt tủi nhục của một thân phận lưu đày, tất cả cùng khóc, ôm nhau khóc, tức tửi khóc, khóc cho Tổ Quốc, cho Cha Mẹ, cho anh chị em , cho vợ, cho chồng, cho các con, sau cùng giọt nước mắt dành cho chính mình. Trải qua biết bao thăng trầm, con dân Việt lưu lạc mới được sự bình ổn trong đời sống, cuộc chạy đua để được sớm hội nhập với một nền văn hóa mới, tôi đã bị thua cuộc so với những bạn cùng trang lứa, trong lúc nhiều bạn chạy theo nền âm nhạc đang rất thịnh hành của thập niên tám mươi, thì tôi cặm cụi như một già tìm kiếm lại những âm thanh ngày , khóa chặt hồn mình trong một ốc đảo cùng với những tình khúc của một thời binh lửa, gặm nhấm những cảm xúc đau thương nghe trái tim dằn vặt để cùng đau với sự nổi trôi của vận nước. Mang ơn ông đã thắm nhuần trong tôi những ca từ của chiều mưa biên giới, của khúc tình ca hàng hàng lớp lớp, để tôi không phải đi khập khễnh trên chính đôi chân mình, nhờ thế tôi nhận thêm ra những chân giá trị của ông. Nhạc Nguyễn Văn Đông một người óc sáng tạo trong cải cách âm nhạc, dựa trên căn bản cái mình đã làm nền tảng cho sự cái cách, chẳng bởi Tân phải mất đi cáiCổ ”. thế, trên nền trời âm nhạc của Việt Nam đã xuất hiện thêm một thể nhạc mới được gọi Tân Cổ Giao Duyên”, xuất thân từ miền bắc, nhưng tôi cũng rất cái thể loại nửa Tân nửa Cổ này. Theo nhà thơ Du Tử , bàiTân cổ giao duyênđầu tiên được sáng tác vào năm 1963, đó bàiKhi Đã Yêu”, phải đợi tới sáng tác thứ haiMùa Sao Sángthì phong tràoTân cổ giao duyênmới thực sự rộ lên. Viết đến đây làm tôi lại nhớ đến Bố, điều làm tôi rất ngạc nhiên, Bố bị ảnh hưởng vào nền âm nhạc thờiTiền Chiếnrất sâu đậm, thế ông cũng rất thể loạiTân Cổ Giao Duyênnày mới chết tôi, cái chết đây Bố bắt tôi hát tân cổ cho Bố nghe, đang còn trong tuổi thắt bím nhai ô mai, vậy duy tôi đã hình thành cái mặc cảm rất dễ thươngBắc kỳ hát tân cổ sẽ lòi cọng rau muống”. Nhờ Bố tôi cảm nhận được cái đẹp cái hay qua sự sáng tạo của người nhạc , tôi Tân Cổ Giao Duyênnhư sự kết hợp của nghĩa vợ chồng, như hình với bóng không thể tách rời.


Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều

Mơ ngày mai pháo nhuộm đường vui

Mơ vành môi thơm ngát hương đời

Tình kia phong kín mây trời

Nhưng yêu riêng một người thôi….


Chớ nói tình yêu

Bằng chót lưỡi đầu môi

Bằng khóe mắt xa vời

Thì dẫu sau này nên câu luyến ái

Ân tình còn vương mãi mãi

Muôn đời trọn kiếp không phai….




Ngoài ra, với tôi âm nhạc con người Nguyễn Văn Đông cả một triết sống, ông người biết giữ gìn cái giá trị của mình, không để biến chứng theo thời cuộc, biết tìm cho mình một hạnh phúc trong chữNhẫn ”, sự sắt son tấm lòng thủy chung của ông đã phá tan mọi đam của quyền lực, của danh vọng. Hãy thử một lần kềm hãm sự thèm khát của bản năng, để thấy hơn cái chân giá trị của trí. một người sống tưởng, ông đã trọn lòng phục vụ cho đất nước, trọn lòng phục vụ đời sống tâm linh cho hội, đem niềm vui cho người làm hạnh phúc mình, thế tôi không ngạc nhiên khi nghe ông thở dài về ba mươi mấy năm hoang phế. Tôi nhìn ông khía cạnh đời sống tâm linh nhiều hơn những biệt tài ông đã mang đến cho đời.


Chiến tranh chấm dứt điều mong muốn của tất cả con dân Việt, nhưng định mệnh đã an bài cho đất nước phải kết thúc trong sự đau đớn ê chề, đường ranh giới đã được lấp, nhưng lòng người vẫn vạn nẻo ly tan. “Hải Ngoại Thương Canhư một sắp xếp của định mệnh, “sáng tác năm 1964” để sau bốn mươi bảy năm, “Đàn Chim Việtvẫn ngậm ngùi trong cảnh ly hương, nhin về cố quận đau lòng con Cuốc Cuốc. “Tôi đi giữa trời bồi hồi, Cờ bay phấp phới quên chuyện ngày xưa” ... đó tâm tình của nhạc Nguyễn Văn Đông dành cho những người bạn đang sống ly tán trong cuộc binh biến đảo chánh năm 1960, như một lời kêu gọi hãy quên đi oán thù trở về cùng xây dựng lại Quê Hương. Điều đó đã nói lên tính chất nhân bản của người nhạc đối với tình bạn nghĩa đồng bào. Ngày nay, những cánh chim viễn xứ vẫn đi giữa trời bồi hồi, Cờ bay phấp phớimong ngày đoàn viên”. Làm sao thể xóa tan được oán thù, khi quê hương ngày một hấp hối trước họa diệt vong, những trái tim xanh đã không còn chỗ đứng trong một hội mang đầy kịch tính, nước nát, nhà tan, cái ác vẫn hiên ngang tồn tại, sự nhẫn nhục đã vượt trên sức chịu đựng của con người, thì lòng thù hận không phải một sự lựa chọn của những người con xa xứ, đó lập trường kiên định để nuôi chí đấu tranh, dành lại quyền sống, quyền làm người cho thế hệ mai sau. “Hải Ngoại Thương Cavới tôi một sự chờ đợi hát cho ngày quật khởi, ngày Cờ Vàng phấp phới bay trên khắp ba miền đất nước để nghe tiếng hát sum vầy của Hội Trùng Dương. Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho con thuyền nước Nam được anh dũng oai hùng chen chân cùng thế giới


Mặc thời gian tóc pha đôi màu
Mặc đại dương sóng to mưa gào
Đàn chim trong làn chớp xanh
Yêu trời tự do Á Đông
Thương về đồi núi xa xa.



Hạt sương Khuya - Paris 2012