mercredi 16 novembre 2011

Lệ Thu

Lệ Thu





Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 07 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tất cả 8 người con, nhưng 7 người con đầu đều qua đời vào năm lên 3 tuổi. Do đó Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ Lệ Thu là người vợ thứ hai, vì những khó khăn do người vợ cả gây nên, năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.

Trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers, vào năm 1959 trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó cô lấy nghệ danh Lệ Thu, trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu trả lời: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu". Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau cô quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.

Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie En Rose, A Certain Smile, La Mer, Love Is A Many Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người đi học ở Pháp về tên Sơn.

Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.

Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.

Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.

Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.

Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.

Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley.

Ban Thăng Long

Ban Thăng Long






Hình chụp Ban Thăng Long năm 1954.
Thời kỳ này Ban Thăng Long gồm có:
Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Bắc, và Hoài Trung.
Mấy năm sau không còn Khánh Ngọc trong ban nữa.



Trường ca Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) gồm có ba phần:
Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long.
Trường ca này được Ban Thăng Long ghi âm năm 1954 trong đĩa đá Việt Nam.





Tiếng Sông Hồng

http://www.mediafire.com/?aud50zwbamnvpw3


Tiếng Sông Hương

http://www.mediafire.com/?6vtz99bm9jr1k8i


Tiếng Sông Cửu Long

http://www.mediafire.com/?28ibl8ioovjg9hy








Con Đường Vui


Nhạc Lê Vy - Lời 1 Phạm Duy


Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?6688nhka28dyd0n







Đoàn Lữ Nhạc


Đỗ Nhuận


Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?ymee9g2wv4ls4lt









Ngựa Phi Ðường Xa


Trích ở nguyên tác "Kỵ Binh V.N." của Lê Yên
Phạm Đình Chương tu soạn



Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?m751viaw4hsz74p







Tình Tự Tin


Phạm Duy



Tình bằng có tiếng trống lơi
Khen ai khéo vỗ ấy tai mà vui tai (láy...)
Một bầy tang tình con gái chứ mấy thảnh ý thơi
đi tìm, tìm tìm ai ? ( láy…)
Tình bằng có tiếng trống cơm
Khen ai khéo vỗ ấy bông mà nên bông (láy…)
Một đàn tang tình trai tráng chứ mấy lội ý sông
đi tìm, tìm tìm ai ? (láy…)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một đoàn tang tình trai gái (láy…)
chứ mấy lội ý sông
đi tìm, tìm tình thương (láy…)
Quên tạm những nỗi căm hờn (láy...)

Tình bằng có tiếng véo von
Nghe như tiếng hát lũ chim mà chim non (láy….)
Một đàn chim còn nhỏ bé chứ mấy vượt cũi son
đi tìm, tìm tự do (láy…)
Tình bằng có tiếng líu lo
tôi yêu tiếng hát ấy thơ mà ngây thơ (láy…)
Một bầy tang tình con nít chứ mấy mải mơ
chim trời này mày ơi (láy…)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một đoàn tang tình thi sĩ (láy...)
chứ mấy làm ý thơ yêu đời đời tự do (láy...)
Ca ngợi nỗi vui con người (láy...)

Tình bằng có tiếng dân ca
Vi vu tiếng há ấy bay vào kinh đô (láy...)
Người người tang tình trong nước chứ mấy cùng ý hô
Tin đời người người ơi (láy...)
Tình bằng nhớ mãi nhớ hoài
Ta xin quyết chí ấy tin vào tương lai (láy...)
Cuộc đời tin vào quá khứ chứ mấy vào sớm mai
ban chiều, chiều chiều ơi (láy...)
Bông bập bông bông…(láy...)
Một bầu tang tình vú sữa (láy...)
Chứ mấy mẹ ý ru êm đềm à à ơi (láy...)
Con hãy ngủ giấc mơ yên lành (láy...)
Bông bập bông bông…(láy...)



Ban Thăng Long hát

http://www.mediafire.com/?uv669ck9ylh6neh





Ngày xưa của Tô Vũ, Nhạc: Văn Giản

Dòng sông Hát nước xanh mờ sâu. Êm đềm trôi... về đến nơi đâu?
Sóng đưa lăn tăn con thuyền ai xuôi . Theo gió khơi tiếng ca âm thầm trầm rơi

Ngày xưa kia, nơi đây đã từng vang hình bóng.
Đôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà.
Hồn linh thiêng sống trong muôn trùng sóng
Những khi nào chiều vắng trầm đưa lên tiếng ca.

Thuyền ai lướt sóng trên dòng sông sâu. Êm đềm trôi về bến nơi đâu?
Có hay chăng ai trên dòng sông xanh. Tiếng ca thuở xưa như gợi tâm tình.

Chiều êm vắng nước sông mờ sâu. Con thuyền ai chèo đến nơi đâu?
Sóng đưa mênh mông trên Bạch Đằng Giang
Trong gió khơi tiếng ca âm thầm dần lan
Có hay chăng ai trên dòng sông xanh
Tiếng ca thuở xưa như gợi tấm lòng



Mời các bác thưởng thức qua giọng Mai Hương:







Gánh Lúa


Phạm Duy


Phạm Duy hát với sự phụ hoạ của ban Thăng Long
(ghi âm trong đĩa Việt Nam)


http://www.mediafire.com/?u691x2ya0q6zaw5








Học Sinh Hành Khúc


Lê Thương



Ban Tuổi Xanh hát

http://www.mediafire.com/?5ds33i7ocbgy330






Vũ Huyến đầu thập niên 50


Cô Hàng Nước


Vũ Minh


Vũ Huyến hát trong đĩa Việt Thanh

http://www.mediafire.com/?e8bgid74394w7ld

samedi 29 octobre 2011

Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tưởng Niệm Cố Tổng Thông Ngô Đình Diệm




Khánh thành tượng đài cố TT Ngô Đình Diệm

Buổi lễ Khánh thành tượng đài cố Tổng thống thời Đệ nhất Cộng Hoà Ngô Đình Diệm, tại Lausanne (Thuỵ Sĩ) ngày thứ bảy 22-10-2011

Cuộc Di cư Năm 1954


Thời Đệ Nhất VNCH


Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phần I)


Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phần II)


Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phần III)




Một thuở Thanh Bình-1


Một thuở Thanh Bình-(II)

mardi 18 octobre 2011

Paris Biểu Tình 16-10-11 Tại Trocadéro

Paris Biểu Tình 16-10-11 Tại Trocadéro









Mùa hạ vàng gom nắng vào trong lá

Đợi Thu sang tung vũ điệu nghê thường

Ai bước về trên lôí nhỏ mưa sương

Vô tình thế..gót giầy trên lá ướt..


Paris có thể nói là một biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa Pháp, biết bao văn nhân thi sĩ đã thổn thức trước vẻ đẹp kiêu sa của một mùa thu xám buồn. Những ngày đầu thu, tiết trời luôn thay đổi bất thường, mới hôm qua còn hưởng được những con nắng hanh vàng, thế mà hôm nay mây đã trở nên xám buồn ướt sũng cả khung trời, một vài cơn gió khẽ động nghe bâng khuâng màu lá úa, chợt thấy ngẩn ngơ buồn khi biết hạ đã sang.




Hôm qua 16-10-11, Paris biểu tình lần cuối của ba cuộc biểu tình trong chương trình “ Lên án cộng sản Việt Nam bán nước qua văn kiện Phạm Văn Đồng ký ngày 14-09-1958 ” tại Công Trường Nhân Quyền Trocadéro. Vì nằm trong ban tổ chức nên tôi đến sớm hơn chương trình dự định, để phụ giúp các Anh Chị treo cờ và kiểm tra âm thanh. Công Trường Nhân Quyền Trocadéro nằm trên một vị thế cao đối diện Tháp Eifel, đứng từ trên có thể nhìn được khung cảnh tấp nập của Paris nhưng không thiếu Trữ tình, với lượng du khách đông nhất nhì trên thế giới, hai bên quãng trường là Musée de l’Homme được xây cất cách đây trên hai trăm năm rất thích hợp cho những ai cần tài liệu về môn Nhân Chủng Học ( Viện Bảo Tàng Nhân Chủng tôi xin được chia sẻ vào một dịp khác). Xin trở lại cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Paris. Vì nằm trên vị thế cao, hai bên là hai tòa nhà Bảo Tàng Viện nên quãng trường Trocadéro có gió lùa khá mạnh, nhờ vậy những lá Cờ Vàng ba sọc đỏ thân yêu được dịp phấp phới tung bay trong gió. Tôi tin chắc rằng, bất cứ ai đã từng sống dưới lá Cờ thân yêu này, chắc chắn sẽ rất xúc động trước hàng trăm lá Cờ đang hiên ngang phấp phới trên quãng trường Trocadéro ngày hôm nay. Lòng tôi thật rộn ràng trước niềm vui chung của mọi người, những cái ôm thắm thiết bày tỏ lòng chân thành, tạo cho không khí buổi biểu tình trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết.



Cũng như mọi lần, chương trình được bắt đầu bằng buổi lễ chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa trong sự trang nghiêm và kính cẩn, tất cả cùng hướng một lòng về Tổ Quốc thân yêu, bằng những lời cầu nguyện thiết tha đến Hồn Thiêng Sông Núi, lòng nào chẳng ngậm ngùi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Mẹ Việt Nam ơi, lòng con muốn thét gào cho nổ tung thành trăm vạn mảnh, để nỗi uất nghẹn này được thấu đến tận cao xanh.




Sau nghi thức chào Quốc Kỳ, các vị tham gia phát biểu cho chương trình biểu tình ngày hôm nay gồm có: Ông Đặng Vũ Lợi Chủ Tịch Hội Hải Quân Hàng Hải Paris, ông Nguyễn Ngọc Bình đại diện Cơ sở Việt Tân tại Pháp, ông Nguyễn Phương Đông đại diện Thăng Tiến Việt Nam tại Pháp, ông Nguyễn Quốc Nam Phối Hợp và yểm trợ Ban Tổ Chức, giờ cuối có ông Lê Hữu Đào đến từ Vương Quốc Bỉ cũng lên phát biểu đôi lời chia sẻ cùng Ban Tổ Chức. Ngoài ra, có sự góp mặt của rất nhiều nhân sĩ tại Paris mà tôi không tiện nêu tên từng cá nhân, xin thay mặt Ban Tổ Chức gửi lời cảm tạ đến quý vị, đặc biệt cảm ơn ông Bình Huyên đã giúp Ban Tổ Chức đọc diễn văn về mục đích buổi biểu tình bằng Anh ngữ để thông tin đến cộng đồng thế giới đang du lịch tại Paris.


Viết riêng cho các Anh Chị trong BTC, yểm trợ BTC


Các Anh Chị thân thương! Chúng ta đã có với nhau một quá trình làm việc và để lại ít nhiều kỷ niệm, tuy vụng về không chuyên nghiệp, nhưng mọi người đã làm việc rất nhiệt tình bằng tất cả khả năng của mình. “ Vui buồn đúng sai ” là chuyện phải có trong đời sống hàng ngày, điều quan trọng là chúng ta đã có những nụ cười thật mỹ mãn sau khi hoàn tất công việc. Xin cảm ơn Trung Tâm TTCSVNCH/ÂC đã yểm trợ rất đắc lực về âm thanh, cũng như Anh Chị Nguyễn Quốc Nam đã ủng hộ để chúng ta có được những lá Cờ thật hùng tráng như ngày hôm nay, Anh Đặng Vũ Lợi lo về chào Cờ, chị Nguyễn Phương Lan lo về nước uống, Anh Bắc Ninh chụp hình, Anh Nguyễn Văn Đông quay phim, Anh Chị Soạn lo về Bích Chương, cũng như anh Ngọc lo về truyền đơn, và nhiều nhiều vị nữa mà Thu sương trong nhất thời không nhớ ra hết, (xin được tạ lỗi cùng các vị) cảm ơn ông anh Trần Nghĩa Hiệp đã không bỏ cô em “đi biển mồ côi một mình”, phải thành thật khen anh Nguyễn Mạnh Hà rất năng nổ trong mọi công việc, anh Mai Quốc Minh cũng đã hết mình trong vai trò trưởng Ban Tổ Chức. Ngoài ra Thu sương xin cảm ơn anh Nguyễn Khắc Dũng, nhờ tiếng đàn của anh mà bầu không khí có thêm chút đặc sắc. Các Anh Chị thân thương! Một lần nữa xin cảm ơn những tình cảm của quý Anh Chị đã dành cho Thu sương trong thời gian qua. Xin khắc cốt ghi tâm.



Địa điểm biểu tình hôm nay rất tuyệt vời, có đủ Thiên thời Địa lợi, vì vậy anh Nguyễn Quốc Nam đã nắm cơ hội chia sẻ rất nhiều bằng Pháp ngữ về hiểm họa xâm lược kinh tế của trung cộng đối với toàn thế giới, đã nói lên đúng chủ trương và mục đích của buổi biểu tình ngày hôm nay, thêm vào đó là những bài ca đấu tranh rất hào hùng, tạo cho bầu không khí trở nên sinh động hơn. Dù sống xa Tổ Quốc, nhưng lòng tôi luôn hướng về đất nước để cùng đau chung với nỗi đau của dân tộc, vì thế ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ với một người bạn trẻ mà tôi đã cảm nhận nỗi đau của anh trong những tác phẩm do anh thực hiện, qua giới thiệu của một người bạn tôi đã nhận được hai bài hát của anh, tiện đây xin cám ơn nhạc sĩ Việt Khang, người có trái tim và tinh thần của các bậc tiền nhân Lê Lý Nguyễn Trần, thấu được thế nào là Nhục Vong Quốc.



http://www.youtube.com/watch?v=fHjF7q0BMFg

Anh Là Ai


Các bạn trẻ quý mến, tôi muốn nói với các bạn rằng: Ở tại Paris ngày hôm nay, chúng tôi đã hướng về các bạn với tất cả tin yêu và lòng ngưỡng mộ, hiểu được những khó khăn mà các bạn đang phải đối diện, cuộc đấu tranh dành lại chủ quyền cho dân tộc này sẽ còn rất nhiêu khê, xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho các bạn luôn “chân cứng đá mềm”. Đất nước lâm nguy đang đứng bên bờ vực thẳm trước quyền lực nhằm thôn tính Việt Nam của trung cộng, qua đó bộ mặt thật của bọn cộng sản là Việt gian bán nước đã bị phơi bày, trước hiện tình đất nước, chúng ta cần có một Tâm Thức để tạo lại thế Nhân Hòa, những mất mát đau thương, những sân hận oán thù, thời gian đã đủ dài để chúng ta phải biết nhìn lại. Vận mạng và tương lai của đất nước này đang nằm trong tay các bạn, tôi tin rằng các bạn có đủ trí lực và sự khôn ngoan để viết lại một trang sử mới, trong đó chỉ có Hồn Người Việt máu đỏ da vàng. Hãy đứng thẳng hiên ngang làm người, cho thế giới biết thế nào là một “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” …


Việt Nam Minh Châu Trời Đông

Việt Nam nước thiêng tiên rồng

Non sông như gấm hoa uy linh một phương

Xây vinh quang cất cao bên Thái Bình Dương

Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi

Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời

Máu ai còn vương cỏ hoa

Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà

Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước

Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước

“Dù thân này tan tành gói da ngựa cũng cam

Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam.”


Cuộc biểu tình kéo dài ba tiếng đến đây đã chấm dứt trong tinh thần Đáp Lời Sông Núi, ngày nào đảng Việt gian bán nước còn tồn tại trên xương máu của đồng bào, thì ngày ấy con dân Việt trong và ngoài nước vẫn nuôi hận để đấu tranh, máu người Việt Nam có thể nhuộm đỏ Hoàng Trường Sa, nhưng đất nước Việt Nam không thể để mất vào tay bọn xâm lược. Tôi chia tay mọi người trong niềm xúc cảm, hẹn một ngày rất gần ta lại trông thấy nhau. Mang tâm trạng cô đơn đứng nhìn những lá Cờ thân yêu một lần cuối, lòng tôi buồn vô tận, nước mắt chảy hai hàng trong niềm tự hào và hãnh diện, hình ảnh của biết bao Anh Hùng Tử Sĩ trong nhịp bước quân hành đang sống lại trong phút giây này… “Đường trường xa, ta quyết đi cho tới cùng”. Bóng các anh đã khuất dần trong màn sương, Quãng Trường giờ chỉ còn lại mình tôi trong nỗi buồn vô tận..và tôi cất bước….


Sương khuya bóng hạc lỡ bước đường

Cảnh xưa người cũ vẫn còn Gương

Ta thân cố Quốc trong ly loạn

Khóc cảnh Quê Hương lắm đoạn trường.


Hạt sương khuya

mercredi 5 octobre 2011

Paris Biểu Tình Ngày 01/ 10 /11






Paris Biểu Tình Ngày 01/ 10 /11




Một lần nữa Paris lại xuống đường biểu tình…. ! Dự báo thời tiết cho biết Paris sẽ nóng cả tuần, có lẽ đây là chút ân huệ mà thượng đế đã ban cho những tấm lòng thành. Khi đến hiện trường, nhìn mọi người đang chung tay nhau để treo lên những lá Cờ nền vàng ba sọc đỏ, trông thật rực rỡ và quý phái, lòng tôi cũng rộn vui theo sự hài hòa của Đất Trời cùng những gương mặt niềm nở cứ như là « từ kiếp nào ta ngỡ quen nhau ». Vì trước mặt tôi xuất hiện rất nhiều những gương mặt mới, mãi sau này tôi mới được biết các vị ấy đến từ Hoà Lan, Bỉ, Đức, Mỹ, đặc biệt có sự tham gia của một số vị đại diện cho cộng đồng Tây Tạng và cộng đồng Tân Cương cùng góp tiếng nói chung đến cộng đồng thế giới về sự xâm lược và đàn áp rất dã man của bọn tàu cộng đối với dân tộc Tây Tạng cũng như dân tộc Việt Nam …quả là một cái duyên hội ngộ thật hiếm quý. Địa điểm biểu tình lần này nằm đối diện la Flamme de la Liberté ( ngọn lửa Tự Do), cách tòa đại sứ trung cộng một con đường, đứng dưới những tàng cây ít lá không đủ che mát bởi con nắng gắt của mùa hạ còn sót lại, già trẻ lớn bé đều trao đổi trong tư thế « nheo mắt » trông thật dễ thương. Đang loay hoay tìm anh Phạm Văn Đức để hỏi xem xe chở âm thanh đã đến chưa, tôi bỗng bắt gặp hình ảnh anh đứng gần đầu đường trong tay cầm một xấp truyền đơn chờ đón những vị khách bộ hành đi ngang để phát, tôi đứng lặng người nhìn anh mà lòng dạt dào những cảm xúc, lại gần bên anh tôi nói trong nghẹn ngào « nhìn anh Đức đứng phát truyền đơn thấy thương quá » anh nhìn tôi và cười hiền, tuổi của anh cũng như một số vị đang hiện diện ngày hôm nay, đúng ra phải được ở nhà hoặc đi đây đó hưởng phước cùng con cháu, vì sao các anh lại phải bôn ba mãi thế này… ?Tạm gát bỏ những cảm xúc muộn phiền để trở về với công việc thực tại, lòng rộn niềm vui khi thấy mọi người kéo đến mỗi lúc càng đông, trên dưới trăm người là con số đáng khích lệ đối với paris, trong số đó có những người đã bỏ công ăn việc làm, hoặc đóng cửa cơ sở thương mại của mình để đến đây cùng lên tiếng vì một ngày mai của con dân Việt, xin được tri ân những nghĩa cử cao đẹp của Quý Vị trước sự mất còn của Dân Tộc để dành lại quyền làm người cho thế hệ mai sau.

Buổi lễ chào Quốc Kỳ đã được bắt đầu qua sự điều khiển của anh Đặng Vũ Lợi, tất cả cùng nghiêm trang kính cẩn trước Hồn Thiêng Sông Núi, mỗi người một ý niệm cầu nguyện, nhưng tất cả cùng hướng về Tổ Quốc thân yêu với những lời kêu xin thống thiết, sự yên lặng trong một phút mặc niệm là những tiếng nấc nghẹn đau thương của mất mát chia lìa. Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ và che chở chúng con luôn sáng suốt biết yêu thương và gìn giữ nhau như Mẹ Âu Cơ đã giữ gìn chúng con chung một bọc, để chúng con có được sức mạnh tinh thần làm vũ khí đấu tranh với bọn tà quyền cộng sản, dành lại công bình bác ái đem tin vui đến khắp mọi miền, trả lại bức dư đồ nguyên vẹn cho đất nước Việt Nam.

Sau nghi thức chào Quốc Kỳ chấm dứt, anh Đặng Vũ Lợi phát biểu một số vấn đề liên quan đến Hoàng Trường Sa, qua văn kiện của phạm văn đồng đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ huy của hồ chí minh ký kết ngày 14-09-1958, công nhận Hoàng Trường Sa là của tàu cộng. Kế tiếp là ông Nguyễn Đức Hồ chủ tịch Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Vương Quốc Bỉ, lên chia sẻ phát biểu những cảm tưởng góp tiếng nói chung cùng cộng đồng Paris, cực lực lên án sự xâm lược của tàu cộng và sự nhu nhược ươn hèn của đảng cộng sản Việt Nam đã tiếp tay dâng đất nhượng biển cho giặc tàu, gây cảnh lầm than trên khắp miền đất nước. Ngoài ra còn có bác sĩ Nguyễn Quốc Nam, vừa từ bên la Flamme de la Liberté đón rước những đồng bào có thể đi lạc vì sự thay đổi địa điểm biểu tình vào tin giờ chót, xin cảm ơn sự tình nguyện của bác sĩ Nam, người luôn luôn làm việc bằng tinh thần trách nhiệm.



Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam thay mặt ban tổ chức phát biểu bằng Pháp ngữ như một thông điệp gửi đến người dân bản xứ cùng những vị du khách đang có mặt tại hiện trường với hai mục tiêu chính. Thứ nhất : Chúng ta là người Việt Nam tị nạn cộng sản, sự có mặt của chúng ta ngày hôm nay là để lên án cực lực phản đối đảng cộng sản Việt Nam đàn áp dã man các nhà đấu tranh dân chủ, áp bức Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo.Thứ hai : Tiếng chuông cảnh báo đến cộng đồng thế giới về hiểm họa xâm lăng của trung cộng như những chân rết đang bành chướng nuốt dần những nước nhỏ thuộc vùng Đông Nam Á, điển hình là Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương. Riêng Laos, Campuchia và Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế và chính trị có thể nói đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của trung cộng. Tham vọng của trung cộng không chỉ dừng lại ở đó, bác sĩ Nam muốn nhấn mạnh đến cộng đồng thế giới về hiểm họa lớn nhất ngày hôm nay đối với nhân loại là sự xâm lược của trung cộng trên mặt trận kinh tế. Ngay lúc đó có một số du khách tò mò đứng lại nghe, Bác sĩ Nam đã đến gần họ nhã nhặn giải thích và họ cũng đồng ý với những nhận định trên của bác sĩ Nam. Sau đó bác sĩ Nguyễn Quốc Nam có mời một cô bé đến từ Hải Phòng, thành phố của màu hoa phượng đỏ lên chia sẻ chút cảm tưởng của một người trẻ sinh thời hậu chiến. Ngọc Bích là tên em, cái tên nghe cũng hay hay, em là một trong những viên ngọc quý, là những đứa con yêu của Mẹ Việt Nam, em mong sao cho nước Việt mình không còn cộng sản để người dân bớt khổ… ngắn gọn nhưng chất chứa niềm trăn trở của một người trẻ sinh và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chứng kiến biết bao bất công của xã hội, tôi được nghe em chia sẻ một vài nhận định về hiện tình đất nước trong sự cởi mở không chút áp đặt của màu sắc chính trị, qua đó cho tôi cái nhìn rõ hơn những trăn trở của tuổi trẻ trước những bất công của chế độ, mà sự sợ hãi chưa thể vượt qua bởi những ràng buộc thiêng liêng của những người thân yêu xung quanh mình. Đúng sai không phải điều tôi muốn kết luận, chỉ biết rằng…khi đất nước không còn, sự ràng buộc thiêng liêng ấy sẽ đi về đâu….. ?


Nhìn những nhà sư đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng thành kính chắp tay niệm kinh, dù không hiểu ngôn ngữ họ đang sử dụng, nhưng nhìn qua sự thể hiện trên nét mặt của mỗi người, lòng tôi cũng chùng theo tiếng kinh cầu và chợt nghĩ đến dân tộc mình, không biết rồi đây Việt Nam có trở thành một Tây Tạng thứ hai ? Chợt nghĩ đến một chiến lược mới đang được phổ biến trên mạng lưới toàn cầu, thường được sử dụng trên các Email như một châm ngôn « Muốn chống Tàu cộng phải diệt Việt cộng » trong đầu tôi bỗng dưng cứ lập đi lập lại như câu thần chú hòa cùng tiếng cầu kinh của các nhà sư Tây Tạng….

Kềm theo sự phát biểu là những bài nhạc đấu tranh để tạo thêm chút khí thế cho cuộc biểu tình, tiếc rằng âm thanh bị trục trặc khá nhiều lần, mặc dù vậy mọi người vẫn say mê hát, theo kiểu « tiếng hát át tiếng nhạc », điều đó đã nói lên tình yêu của mọi người dành cho Quê Hương rất nồng nàn. Cảm ơn sự nồng nhiệt của Quý Vị, đồng thời cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức cũng như các ủng hộ viên đã đóng góp rất tích cực cho cuộc biểu tình ngày hôm nay, mong rằng chúng ta sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để cánh hoa Dân Chủ được sớm nở rộ trên Quê Hương yêu dấu ngàn đời.




Sau cùng là đốt cờ máu trước khi kết thúc và chia tay. Lá cờ thứ nhất đại diện cho bọn xâm lược, lá cờ thứ hai đại diện cho bọn tay sai bán nước, hai lá cờ đang thay nhau tắm máu đồng bào tôi, ngày nào còn hiện diện hai lá cờ này thì nền hòa bình của thế giới luôn bị đe dọa. Trước khi đốt cờ, tôi thấy có một tata bước đến đạp chân lên hai lá cờ máu và mọi người đang vây xung quanh, nhìn tata chắc là « lão » nhất trong các chị em có mặt ngày hôm nay, tôi đoán tata cũng ngoài « thất thập cổ lai hy », cái này gọi là « giặc đến nhà bà già cũng đánh » nhìn tata tay dương Cờ đại nghĩa…. chân đạp lũ hung tàn, coi cũng oai phong lẫm liệt lắm chứ. Tôi chia tay mọi người trong niềm vui rộn ràng của một ngày nắng ấm đầy thú vị, xin hẹn gặp lại những gương mặt thân thương vào ngày 16-10- 11 tại quãng trường Trocadéro.

Hạt sương khuya








dimanche 18 septembre 2011

Paris Xuống Đường

Paris Xuống Đường



Hạ năm nay đến rất muộn và đi rất vội.Bầu trời Paris mấy ngày qua ướt sũng như đôi mắt người thiếu nữ vừa biết tương tư lần đầu,thỉnh thoảng một vài vệt nắng lướt nhẹ, yếu ớt như đôi chân hạc đang cố bay cho kịp buổi chiều tà, nhìn những cánh lá đang bịn rịn chẳng muốn rời xa cuống, chia lìa như một định mệnh tất yếu để trân trọng hơn những yêu thương còn đang hiện hữu.

Mang chút lòng thành đi tìm tia hy vọng vào chốn mộng mị …

Những tia nắng lấp lánh xuyên qua từng kẽ lá , đánh thức những ngày hạ còn đang ngủ vùi trong vũng mây xám buồn, hồn tôi chung vui nhảy múa cùng vạn vật khi nghĩ đến từng gương mặt thân quen,không phải ủ rũ bởi cái « công hàm » ô nhục ngày 14-09-1958.

Xuống đường….



Những đứa con lưu lạc từ khắp muôn nơi đang kéo về kinh đô ánh sáng đi tìm công lý cho Quê Cha Đất Mẹ. Những hạt cát Hoàng Sa, những giọt nước Trường Sa đang rên xiết trong đôi tay của quân xâm lược bạo tàn. Ở nơi đó …tôi nhìn thấy những giọt máu chảy ra từ khóe mắt với cặp mắt còn đang mở chừng uất nghẹn. Đồng bào tôi đâu, Việt Nam tôi đâu...máu đã chảy, sao ruột chẳng mềm ? Đau lắm ai ơi …xin đừng để tội ác mãi thống trị bởi sự thờ ơ vô cảm.

Lòng thành của tôi đã được hồi đáp bởi ơn trên. Những lá cờ thân thương thật lộng lẫy hài hòa cùng mầu trời nắng ấm…

Yêu lắm lắm nền cờ vàng ba sọc

Máu Anh Hùng tuôn dọc lá cờ Nam

Thoáng trông xa lệ bỗng chảy hai hàng

Nghe trong gió tiếng gọi Hồn Sông Núi.

Những tiếng nói cười, những câu chào thăm,những bắt tay thân thiện, những nụ hôn xiết chặt tình thân. Ôi thương biết bao những con tim mang đầy nhiệt huyết, tất cả không gian và thời gian cùng lắng đọng…. « Này công dân ơi… Đứng lên đáp lời sông núi .…. » : Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây, những đứa con lưu lạc lìa xa Mẹ trong nỗi nhục vong quốc. Ngày hôm nay, chúng con hội tụ về đây để cùng nhau đáp lời sông núi, xin Mẹ giữ gìn chúng con trong Yêu Thương Đoàn Kết,giữ vững lập trường nuôi hận đấu tranh. Một phút mặc niệm dành cho những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân, và một phút tưởng niệm cho những người đã nằm xuống vì Tự Do Công Lý. Sau cùng là lời cầu nguyện cho anh Trương Văn Sương « người tù bất khuất », anh đã rời xa chúng ta để đi vào miền miên viễn, hãy ngủ yên anh nhé, lịch sử sẽ ghi thêm một tội ác vị bất dung thân của loài lang sói, thành kính tiễn đưa anh đến cuối mộ phần…

Chút khói hương xin gửi người quá cố

Chẳng tâm giao nhưng phục tận đáy lòng

Nợ nước non nặng hơn tình gia tộc

Gánh Giang San …ôm hận xuống tuyền đài.

Sau khi kết thúc phần chào cờ và lời cầu nguyện. Anh Đặng Vũ Lợi thay mặt ban tổ chức lên phát biểu lý do của buổi biểu tình ngày hôm nay. Để đánh dấu một ngày ô nhục 14-09-1958 , ngày Phạm Văn Đồng đại diện đảng Cộng sản Việt Nam ký văn kiện công nhận Hoàng Trường Sa là của tàu cộng, phủ nhận đi xương máu của các bậc tiền nhân đã có công dựng và giữ nước. Sự uất nghẹn đã được mọi người thể hiện qua nhạc phẩm « Phải Lên Tiếng » của nhạc sĩ Anh Bằng. Có thể nói, tinh thần của tất cả lên rất cao, tình yêu Dân Tộc đã được mọi người thể hiện qua gương mặt, qua ánh mắt, những cánh tay được vung cao bằng sức mạnh của tâm huyết, thề quyết chiến chấp nhận hy sinh cho sự mất còn của dân tộc.

Anh em ơi chúng ta cùng xuống đường, chị em ơi chúng ta cùng xuống đường, khi Dân chủ đơm hoa, khi Nhân quyền hoan ca, Tự do sẽ vươn mình trên đất quê Cha ….và mọi người đã …

XUỐNG ĐƯỜNG



Làm sao nói được hết những cảm xúc trong tôi, khi tất cả cùng hưởng ứng lời kêu gọi, cùng nhau xuống đường diễn hành đi ngược chiều xe chạy, để bày tỏ sự phẫn uất của mình trước sự hèn hạ nhu nhược của loài cộng phỉ, ôi những bước chân Việt Nam bất chấp cái nhìn của khách thập phương, bất chấp những gì không tốt đẹp sẽ đến với mình, tất cả cùng bước…bước trong căm hờn, bước trong tủi nhục. Mẹ Việt Nam ơi, vì Mẹ chúng con sá gì danh dự bản thân, bởi còn nhục nào hơn nỗi nhục vong quốc… thưa Me.



Lá cờ này đã tắm máu đồng bào tôi đây. Biết bao oan hồn đang trỗi dậy đòi lại sự công bằng, tiếng gào thét, tiếng oán than. Đốt ….hãy đốt đi …đốt cho cháy tan chế độ độc tài ác với dân hèn với giặc …nhục …nhục lắm ! Xin đừng để sự ác tồn tại mãi trên nỗi điêu linh của dân tộc này.

CHIA TAY

Mọi người cùng đứng lại gần bên nhau, một vòng tròn được nối kết trong tinh thần Đáp Lời Sông Núi, những thanh âm …hùng …mạnh…quyết tâm ! Ôi trái tim Việt Nam, trái tim của những con người mang đầy nhiệt huyết, tinh thần Dân tộc là thế đấy, tôi thương lắm, tôi yêu lắm CÔ CHÚ BÁC ANH CHỊ EM ơi, xin cho tôi được ôm trọn tất cả yêu thương trong đôi tay bé nhỏ này .

Hạt sương khuya

Paris 14-09-2011



Paris Xuống Đường 14/9/2011


Paris biểu tình lên án CSVN bán Nước ngày 14/9/2011

samedi 27 août 2011

Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH

Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH -Anh Phải Sống


Anh Phải Sống-Anh Đi Chiến Dịch-Từ Đó Em Buồn

Tặng bạn bè nỗi nhớ


Cánh tay nầy Anh tặng cho Triệu Phong
Đôi chân nầy Anh tặng cho Đồng Long
Cắt thân thể để duy trì mạch sống
Chia tuổi đời để gìn giữ núi sông

Anh dần quen, quen tháng ngày tàn phế
Nhưng không quên, quên nỗi nhớ bạn bè
Bao địa danh phủ cả trời lửa đỏ
Vẫn quay về đốt cháy từng đêm mê

Ngày mất nước hận thù moi chiến tích
Cuộc sống bên lề… người lạ phố quen
Ngậm ngùi đau vết thương đời bật khóc
Mưa bão trùng trùng rách buốt đời đen

Giữ hình hài tặng bạn bè nỗi nhớ
Những ân tình chia xẻ thuở gió sương
Đây hoài bão vẫn còn nuôi hơi thở
Hãy quay về đạp đổ hết đau thương

Anh vẫn sống và bạn bè vẫn sống
Với Quê Hương… ai nhận tiếng vô tình

Trạch Gầm

vendredi 5 août 2011

Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha-trang -Phạm Tín An Ninh

 




Hạt Sương Khuya diễn đọc

Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha-Trang

Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng còn ai thân quen bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên năm. Cha tôi chết cuối năm 1977 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà tôi thương quí nhất, mang hình ảnh của người mẹ mà tôi chỉ còn mơ hồ trong ký ức, cũng đã kết liễu cuộc đời ở cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Còn bạn bè tôi, thằng chết, đứa ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Biết là lần trở về này, rồi cũng chẳng khác gì cái ngày cách đây mười sáu năm, từ một trại tùø miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lõng trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng không có ý định về đây để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa. Những “hang động tuổi thơ”chắc cũng đã biến mất trước bao nhiêu giông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít trong lòng những người tha phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này. Tôi sợ phải nhìn lại cái quá khứ hãi hùng và tang thương đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được, lòng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi vẫn không làm sao nhắm mắt.

Tôi về để tìm lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng đem về an táng bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Điều ước mơ của cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện tình khá lãng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà. Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài một trại tù cải tạo lúc xưa. Còn em gái tôi, được gia đình một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới tìm được tin tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm. Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đã đào huyệt cho cha tôi; và gia đình cô bạn thân của em gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Hòa Lan, cung cấp chi tiết và vẻ cả bản đồ hướng dẫn cho tôi.

Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ tìm; nhưng phần mộï của cha tôi, nằm trong núi và cái trại cải tạo ngày xưa bây giờ đã biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi năm rồi, có biết bao sự đổi thay.

Cuối cùng thì tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ dàng tìm ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa số là dân thành phố bị cưởng bách “tự nguyện” lên đây, một số ngày xưa là lính và công chức. Biết đây là mộ của những người tù cải tạo, nên họ thương mà rào lại và giữ gìn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đã rong rêu qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, mò mẫm suốt cả hai tuần tôi vẫn tìm không ra. Cả khu nghĩa trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi mộ mới xây, nhưng cũng có một số đã được cải táng, dời đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chướt người xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.

Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà trong khu kinh tế mới cám ơn lòng tốt của mọi người. Đưa hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi mộ đã bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.

Còn một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một vòng, tìm lại chút gì của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc xích lô chạy dọc theo con đường Duy-Tân cũ. Vừa để cho mát, vừa muốn tìm lại những lùm cây dương ngày trước, thuở chúng tôi và bạn bè hẹn hò sau những lúc tan trường. Một số lùm dương vẫn còn đó, nhưng trơ trọi, điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường Võ-Tánh. Anh phu xe còn trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên. Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi. Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không còn. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng còn sót lại chút gì thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là thương tiếc. Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái xinh đẹp dễ thương, đã cho tôi cái ấm áp của cả một gia đình, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển, nhưng ngại đến đó một mình nên thường rũ tôi đi theo hộ tống. Tôi tha hồ làm tình làm tội mấy anh chàng muốn đến làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo bãi biển, tìm đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá-Ninh lúc trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.

Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại

- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi.

Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.

Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Vì từ khi trình giấy thông hành vào nước, trước những người mang lon, đội mão đại diện cho cả môt quốc gia mà cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và chẳng lẽ ở trong cái thành phố ”mũi nhọn du lịch” này lại còn nhiều người khốn khổ hơn anh ?

Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui lòng nhận tiền, nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi kia, để tìm đủ tiền thối lại cho tôi.

Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đã nhoẻn miệng cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía trước.

Từ hôm ấy, hình ảnh người tàn tật bán sách trên bãi biển Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Nauy; để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều gì không mấy tốt về những người nghèo khổ ở Việt nam, tôi có cảm tưởng như đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi bất ngờ được gặp.

Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt nam. Lần này tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Hòa Lan, cùng về với tôi. Ông là người đã giúp chôn cất em tôi ngày trước. Tôi không ngờ là mình phải về lại Việt nam lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới.. Nhưng tôi phải làm tròn bổn phận của người anh với cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo hơn, biết đâu bây giờ nó còn sống để cho tôi khỏi cảnh côi cút một mình.

Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên bãi cát, tôi bỗng nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm trước chứ còn ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với lòng mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui lòng nhận sự giúp đỡ của mình. Nhưng người tàn tật lúc nào cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ý thấy người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một năm trước anh đã lễ phép nói vơiù tôi “Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành cho những người còn nghèo khổ hơn tôi”. Một cái gì đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong lòng. Tôi cảm thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa ban trưa hay vì máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ vào bờ.

Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm tôi vào lòng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trãi rộng đến những dãy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.

Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người tàn tật bán sách đã làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước lên bờ cát thì tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa hỏi hết câu hắn đã “Đ.m. cái khứa đói rã họng ra mà còn làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi..”

Chỉ nghe cái giọng lỗ mãng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn ta không phải là anh – người tàn tật bán sách mà năm trước tôi đã gặp -. Tôi theo người bán sách này với ý định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống bãi ở quãng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người đàn bà bán cua luột, hắn hất hàm bảo: ” Đó, vợ khứa đó ! ”

Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng tìm ra manh mối. Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luột này có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong bình thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có gì khác thường, tôi buột miệng : “Chị là vợ của người tàn tật bán sách trên bãi biển này mấy năm trước ?”. Chị ngớ người ra, im lặng nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là một người xa lạ sao lại tò mò vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho chị nghe cái cảm tình đặc biệt mà tôi đã dành cho anh ấy. Tôi muốn tìm cách giúp anh một phần nào nỗi thống khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động. Chị nhìn tôi, đôi mắt thật buồn :

- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đã chết cách nay hơn tám tháng. Em đã lo chôn cất anh ấy.

Lòng tôi thắt lại, một phần vì cảm thương anh trong cảnh khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước mình tìm cách giúp đỡ anh, biết đâu đã cứu được anh. Tôi có ý muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương. Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều chờ tôi trước khách sạn tôi ở.

Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở băng ghế sau để dễ dàng trò chuyện. Trên đường ra nghĩa trang, chị say sưa tâm tình cùng tôi, như từ lâu lắm chị không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín trong lòng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị còn bé lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con độc nhất của mình. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh, nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho hãng xe đò Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba đồng cộng với tiền hưu bỗng hàng tháng, ông dành dụm cố lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12, chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, chị bị loại ra bởi lý lịch “ngụy quân” của cha. Lúc này, gia đình trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên, không còn được lãnh tiền hưu bỗng ngày trước, chị không tìm ra bất cứ việc gì làm. Cuối cùng cha chị đành phải bán một nửa căn nhà vốn đã chật chội để mua một chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai. Còn chị thì đi bán hàng rong từ dạo ấy.

- Đến bây giờ ông cụ vẫn còn đạp xích lô ? Tôi tò mò hỏi.

- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá lắm, xem anh ấy như con.

Tôi ngạc nhiên :

- Anh Bá nào ?

- Người tàn tật bán sách đó.

Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.

Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài gòn nguy khốn, khi yểm trơ cho mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn Tướng Đảo.

Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng anh bị thương rất nặng, phải đưa về tổng y viện Cộng Hòa. Sau cuộc giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được mình bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài gòn vừa “giải phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa khi vết thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.

- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi

- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban đầu không nghe anh nói điều này. Mãi sau này thấy trên đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh, cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất của anh.

- Anh không còn bạn bè ?

- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ, rồi nhờ có trình độ anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy khốn, anh tình nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ hai. Có lẽ vì vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.

Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế chờ tôi hoặc có thể quay lại sau 30 phút. Tôi bước vào nghĩa trang khi lòng còn vương vấn một câu chuyện buồn. Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho lòng tôi chùn xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh. Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có hình một thập tự giá, vì đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến trước mộ anh, thắp ba nén hương thâàm khấn vái cho anh được sống an bình trong một thế giới chẳng còn thù hận, và nói lên lòng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc anh còn là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.

Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một người không hề quen biết. Tôi tò mò bước lên xem tấm ảnh trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng ván, mắt tôi mờ đi như chẳng còn trông thấy những gì trước mặt. Trời ơi, có điều gì lầm lẫn hay không ? Người trong tấm ảnh chính là An Bình, cô em gái yêu dấu của tôi.

Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở đôi mắt thật to để nhìn kỷ lại tấm ảnh. Không thể lầm lẫn được. Chính tấm ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy mình quá đỗi cô đơn trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được. Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.

Trang nhìn tôi ngạc nhiên :

- Anh có quen biết em gái anh Bá ?

Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi. Chiếc taxi vẫn còn đợi tôi tự nãy giờ. Tôi móc bóp tìm địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đã từ Hòa Lan về đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng. Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là anh ta đã tìm được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi bác là đã đến tìm bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là tôi đã bất ngờ tìm được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi với tôi ra nghĩa trang để xác nhận lại vị trí ngôi mộ của em tôi mà ngày trước bác đã có lòng chôn cất hộ.

Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn để xác minh chắc chắn là bác biết rõ ngôi mộ ấy. Bác mò mẫm gần 30 phút mới tìm được ngôi mộ của em tôi. Bác ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có tên chứ không có hình ảnh của em tôi.

Tự nãy giờ Trang vẫn còn ngạc nhiên, không biết rõ việc gì. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi vì xúc động quá, tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đuòng về nhà.

Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đình tôi. Tôi đi lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần.

An Bình, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được bà con mời làm chủ tịch hội đồng xã. Ông bị bắt vào trại cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang ”giải phóng”, rồi vì tuổi già sức yếu, không chịu nổi sự tra tấn, ông đã chết gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, vì hoàn cảnh gia đình, được về dạy ở Nha trang. Có lần tôi về phép, em kể cho tôi nghe về mối tình của em với một chàng sinh viên sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em lo lắng vì anh là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu có khó khăn gì cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng rãi lắm.

Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi bị chính quyền mới tịch thu để làm hợp tác xã mua bán. Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số tiền còn dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau ngày Sài-gòn mất, em có vào tìm thăm tôi và người yêu của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó đã chết mất xác ở chiến trường Long-Khánh. Tôi an ủi em tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không thấy em gái hồi âm. Cho mãi trước khi được chuyển ra Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo tin là nó không kiếm được việc gì làm, túng quẫn, buồn chán, nên đã uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đình cô chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, vì không tìm ra thuốc giải.

Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều gì. Chị bảo khi còn sống, anh Bá không đi làm vào ngày chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi ra mộ suốt cả ngày. Chính anh đã dành dùm tiền bạc thuê người xây lại ngôi mộ và mua phần đất dành cho mình. Khi chôn cất anh xong, chị tìm thấy một tập nhật ký dấu kỹ dưới đầu giường. Chị vẫn còn để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm thì đốt luôn. Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn nhật ký, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái thương quí của tôi.

Chị bảo taxi dừng lại trước một ngõ tắt phía sau ga xe lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt, đi quanh co theo mấy con hẻm thì đến nhà. Tôi xin phép thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái kệ nhỏ bằng gổ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa. Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa và từ nay Trang là ngưỡi thân quen duy nhất của tôi còn lại ở Nha-Trang. Chia tay, tôi đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật ký trên tay, mà cứ tưởng như mình vừa nhận một món quà quí giá của người thân gởi về từ một cõi nào đó thật xa xăm.

Ngày 2/5

Vết thương còn đau đớn và máu còn thấm đỏ qua mấy lớp băng, vậy mà mình bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một ân nhân nghèo nhưng lại giàu lòng bác ái, đùm bọc, nuôi nấng và chăm sóc vết thương.

Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, mình không muốn sống thêm một ngày nào nữa, nhưng lòng mình lúc nào cũng hướng về chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.

…….

Ngày 20.6

Cuối cùng, thì mình quyết định trở về Nha-trang, bởi lẽ mình không còn có một chỗ nào khác để trở về. Mình về đây để tìm lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời mình, của những ngày mình còn có An-Bình. Từ ngày gặp An-Bình, mình nghĩ là mình đã thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay mình chẳng phải là mình ngày trước, mà chỉ là một kẻ tật nguyền thê thảm. Mình sẽ không bao giờ gặp lại An-Bình, mà chỉ mong về đây để được sống với hình ảnh của nàng

Ngày 08/7

Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời mình. Đau đớn hơn cả cái ngày mình tỉnh dậy trong quân y viện và biết mình trở thành một người tàn phế. Mình lê lết khắp nơi hỏi thăm tin tức An-Bình, được biết là em đã quyên sinh. An-Bình ơi, xin em hãy tha thứ cho anh. Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng mình..

Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật mình. Ngẫng đầu lên mới biết mình đang đừng trước nhà thờ đá. Tôi thẩn thờ bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên Chúa Từ Bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với Chúa để tình yêu của họ mãi mãi vĩnh hằng trong một thế giới bình an, không còn có hận thù.

Tôi không còn ý định dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha mẹ tôi. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong một vòng thành. Không ai có quyền chia rẽ họ thêm một lần nữa, dù bây giờ chỉ còn là một thế giới vô hình.

Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi một vòng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ. Nhìn lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn”ấy mà phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia lìa thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đã từng một thời góp sức tạo nên cái thành phố hiền hòa thơ mộng này. Bỗng chốc, tôi không còn nhìn thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa. Trước mắt tôi bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma, dài ra, vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời này, ông cũng đã bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa.

Phạm Tín An Ninh
(Vương Quôc Na-Uy)

ĐƯỜNG KIẾN-Kinh Dương Vương




Đường kiến-Kinh Dương Vương-Cát Bụi đọc

Đường kiến
Kinh Dương Vương

1.

Khu rừng không giấu nổi bộ mặt tàn nhẫn và thô lỗ. Nó không mang vẻ huyền hoặc quyến rũ của một thế giới chưa tỏ lộ. Màn bí mật bao trùm, che dấu những âm mưu thâm độc.



Nhưng mãnh thú và mãnh cầm không can dự đến việc gây cho chàng cái cảm giác sợ hãi và kinh tởm, mà chính do con người.

Sau một thân cây, trên chòm lá rậm, dưới lớp cỏ mục khô. Mọi nơi,

Một nhát mã tấu

Một mũi tên độc

Một hầm chông

Một viên đạn bắn sẻ,

Cùng tự che giấu và xuất hiện bất thần để làm thành vô tri những thân thể đang chứa chan sinh lực, đưa những linh hồn xanh tươi, chưa hết ngỡ ngàng, trao cho lão già cầm liềm hái, ốm đau nhưng không bao giờ biết mỏi mệt trong công việc.



“Nhưng thật bất công và ngu xuẩn khi cố tình gán cho khu rừng, hay nhìn thấy ở nó lòng giả trá bạo tàn. Như thế đã tỏ ra vô ơn biết bao đối với những giòng suối nước lành, những trái cây ngọt giọng, muôn hoa ngát hương, lời chim muôn thánh thót. Phải công bình với thiên nhiên, chàng tự nhủ. Thiên nhiên luôn vô tư, chỉ có con người , con người đã lợi dụng thiên nhiên, gây nên những tội ác và làm hoen ố nó mà thôi”.



Nhưng bóng tối thì cứ phủ vây chàng, ám ảnh chàng không ngớt cùng với nỗi chết đang rình rập. Thứ bóng tối kỳ quặc, cay sắc thăm thẳm, cắn vào da thịt như nanh vuốt tanh hôi lạnh giá của ác thú. Thứ bóng tối bám vào thân thể làm cho da thịt thối rữa, như nọc độc rắn đen. Chính vì ghê tởm sự im vắng, âm thanh man rợ, chính vì lòng khao khát ánh sáng, sự vững chãi bình an, thân tín và trung hậu, chàng đã có những ý nghĩ bất công đối với khu rừng.



Bên cạnh chàng, xác Hoàng chết đứng, gập đôi người lại, trong thế quì mà đầu gối không chạm đất, treo lưng chừng. Đầu chúi về trước, nghiêng trút xuống tựa đang cúi khom mình để bước tới. Hai cánh tay khuỳnh, gập góc vuông. Các ngón bấu víu tuyệt vọng vào những lá cành.

Hoàng chết, mặt úp xuống giấu trong gai cỏ.

Giấu gương mặt xanh xao tiều tụy đói cơm.



Hoàng chết đúng lúc để khỏi phải hứng chịu một cái chết dần mòn với cổ bỏng và bao tử cào xé. Cảm ơn, xin cảm ơn. Ôi! Dẫu vậy điều đó không giúp chàng làm lắng dịu cho nổi, lòng xót xa thương bạn đến hóa thành thù hận.

Thù hận và uất xót điều-vô-cớ.



Một hình bóng không rõ, mơ hồ ẩn hiện mà nanh vuốt luôn nhe ra như một loài quỷ dữ đầy quyền lực. Nó đè lên trái tim làm chàng đớn đau vô hạn. Nỗi uất hận cùng với lòng buồn nản. Phải chăng đó là hậu quả căn bệnh bất lực trầm trọng. Nó không làm rũ liệt tinh thần thể xác chàng và bao thanh niên cùng thế hệ, một định mệnh chung cay nghiệt cho cả một dân tộc?



2.

Chàng không còn lường được độ cảm xúc ở nơi chàng. Chàng không còn giữ nổi ý niệm về sự phân cách tuyệt vọng giữa cõi sống và cõi chết. Giữa hai cõi đó không còn một giới hạn rõ ràng nữa. Chàng lầm lẫn. Chàng tự hỏi: “Ta đang sống hay đã chết?” Và điều đó đối với chàng chẳng có gì quan trọng. Nếu biết rằng chàng đang sống, chàng cũng không vui gì hơn khi biết mình đang sống trong cõi chết. Chàng sờ vào cái xác Hoàng cứng đơ, lạnh ngắt. “Xác Hoàng hay xác ta? Hoàng đã chết thật hay Hoàng đang yên ngủ?”. Nhưng ngọn lao tẩm thuốc độc xuyên qua hông Hoàng kéo chàng ra khỏi cơn mộng. “Hoàng thực đã chết rồi”. Thuốc độc đã thấm vào thân thể Hoàng, cướp lấy sự sống của Hoàng một cách nhanh chóng. Chỉ bằng một chớp mắt. Cõi sống và cõi chết được phân định sau một cái chớp mắt. Người ta không lường được. Người ta không ngờ được và tưởng chừng như chàng đang nằm mơ. Nhưng giấc mơ khi tỉnh dậy không thay đổi. Đó là sự thật.



Hoàng đi trước chàng vài bước. Đưa hai tay rẽ một bụi rậm, lách mình qua một khe hở giữa hai thân cây. Một tiếng tách nhỏ nghe thật vô nghĩa. Hoàng gập người lại làm đôi như bị gẫy, hai tay ôm lấy bụng. Chàng lao mình tới gọi khẽ: “Hoàng, Hoàng! Cái gì … Kìa! Hoàng, Hoàng!” Hoàng không trả lời. Và Hoàng không bao giờ còn tiếng nói. Một vài cái uốn mình, cố gắng cất đầu lên, nhưng đầu Hoàng như bị một bàn tay vô hình rị xuống, gục hẳn, rũ rượi. “Hoàng đã bị bẫy”, chàng thảng thốt nghĩ. Một ngọn lao xuyên qua hông Hoàng như mũi chĩa xuyên qua bụng một con ếch. Chàng vuốt theo cán lao lần vào đến vết thương. Máu sắp đông vây ra tay chàng, nhờn và lạnh.



Hoàng chết không trối trăn.

Hoàng chết sau một tiếng kêu trời ơi thất thanh.

Những ngón tay còng queo quờ quạng vô vọng trong bóng tối. Và hết.

Đêm lễ mãn khóa ở quân trường Thủ Đức, Hoàng có chân trong số những Sinh Viên Sĩ Quan giữ lửa thiêng ở Trung Nghĩa đài. Một người bạn vui miệng đã bảo: “Này Hoàng, có ai giành chỗ đó đâu mà mày phải canh với gác? Cho mày về trước, tha hồ viết tên thật lớn”. Hoàng đáp: “Ừ! Thì càng tốt chớ sao. Về trước còn chỗ ghi tên, được ngửi mùi nhang trầm. Đến sau không ai nhận thành hồn ma vất vưởng”.



Bây giờ, thật đã như lời Hoàng ngày nào. Hoàng đã về trước để giữ chỗ và ghi tên mình trên mặt đá nhám. Ở đó Hoàng gặp lại những người bạn đồng khóa, đã nôn nóng về sớm hơn Hoàng. Và những bậc đàn anh lạ hay quen.



“Hoàng ơi! Mày đã chết không kịp nói lời cuối cùng cho ta, cho những bè bạn mày còn sống lại ở đời. Những người đã cùng mày bước một quãng trên con đường không rõ hướng. Con đường đã nhiều lần chúng ta tìm cách đặt lại đúng vị trí nhưng… công việc đó không có ích hơn một giấc ngủ và chúng ta đã nhiều lần bỏ đi ngủ”.



“Ta còn nhớ những đêm cùng bè bạn – sau một ngày nhọc mệt ở thao trường – đêm còn chong mắt ngắm những trái hỏa châu bật sáng, treo lơ lửng giữa cõi trời đen bao la, cố đoán phương hướng và những gì xảy ra nơi những trái hỏa châu soi sáng. Cố gợi lại một trận chiến hãi hùng nào đó chúng ta đã thấy trên màn bạc”.



“Ta còn nhớ những buổi trưa im, nắng lửa, năm mươi đứa nằm trong một căn trại nực nồng với mồ hôi, mỗi lúc giật nẫy mình lên sau những tiếng nổ vỡ tim của những khẩu trọng pháo 105 ly của quân đội Hoa Kỳ đặt sát bờ rào vọng gác số 5.”



“Những ngày những đêm rồi những đêm những ngày, từng đoàn trực thăng và phản lực cơ ném hàng ngàn trái bom xuống khu rừng dừa nước, cách xa trường không hơn bốn cây số – chúng ta đã tính ra bằng khoảng cách thời gian khoảng cách thời gian từ lúc ánh sáng lóe lên đến lúc nghe tiếng nổ. Chúng ta thấy rõ từng cột khói bốc cao. Đêm đêm trực thăng bay chung quanh trường dọi đèn pha tìm địch, bắn những tràng liên thanh dài. Gần đến nỗi, tưởng như ánh sáng đèn rọi sát hàng rào kẽm gai”.



“Ngày đó… Chúng ta chỉ nghe nói đến chiến tranh và thực tập làm chiến tranh, mọi sự hãy còn là lý thuyết mà thôi. Những thảm cảnh chỉ vang đến tai chúng ta như tiếng vọng. Chúng ta chưa mục kích và chưa thật sự tham dự. Giờ đây… “



3.

Chàng rút mạnh mũi lao ra khỏi người Hoàng, đỡ xác bạn, để nằm trên lớp lá khô vàng rồi ngồi xuống bên cạnh. Sự ráng sức trong tình trạng suy yếu khiến chàng mệt đứt hơi. Chàng vội nằm dài, duỗi xuôi hai tay chân. Một màn đêm thăm thẳm bao phủ chàng. Màn đêm mà trong đó lảng vảng biến đổi những sắc màu lộng lẫy. Chúng di động không ngừng theo chiều ngang dọc bằng những chiếc cánh vô hình, thoắt biến, thoắt hiện. Có lúc chúng tụ lại thành những khóm hoa bảy sắc cầu vòng, rực rỡ trên nền đen mịn nhung. Một cảm giác lạ chạy khắp người chàng. Chàng cảm thấy cảm giác đó tăng dần và thân xác chàng mỗi lúc trở nên nhẹ hẩng. Ý thức về thân xác chàng thật mỏng manh, chàng tưởng chừng như thân xác chàng đang chầm chậm bốc hơi tan biến mất. Chàng cố gắng một cách tuyệt vọng để xác định lại vị trí của tứ chi nhưng vô ích. Thân xác chàng như đã rã tan và ý thức về thân xác bồng bềnh trên một đại dương tăm tối. Thân xác chàng bấy giờ chỉ là thứ ý niệm mịt mờ vẳng đến tự hư không. Trong trạng thái đê mê rũ liệt đó chàng cố sức chống trả lại, nhưng cùng lúc dường như chàng lại có ý mong mỏi cảm giác đó sẽ tăng lên tột độ. Chàng muốn làm một cử động chống trả lại, nhưng động tác mà chàng tưởng như là một cố gắng tuyệt vời để thoát ra trạng thái đó đã đẩy chàng đến chốn. Như một chiếc bọt tan ra trong nước, như đám mây mất dạng giữa trời xanh, cơn mê thiếp đến tựa con sóng dịu dàng cuốn lấy chàng không phương chống chỏi. Trong mơ chàng thấy mình hóa kiếp thành một con sùng nằm khoanh trong đất lạnh, hai tay ôm lấy đầu như một bào thai non, chung quanh chàng đặc sệt bóng tối sâu thẳm cõi hỗn mang. Gió thổi bốn bề. Nàng hiện đến trên cánh lá non long não – nở ra giữa buổi sáng mùa Xuân. Chiếc lá bay lượn và tà áo mầu thiên thanh của nàng tung phất phới. Mái tóc đen mướt tung bay lộ vừng trán rộng. Mắt nheo tinh nghịch và hai nụ môi nàng mọng như hai múi bưởi hồng. Chiếc lá đáp nhẹ nhàng trên trán chàng. Nàng cúi xuống áp hai bàn tay ngón thon mềm lên má chàng. Môi nàng mấp máy “Em đến với anh”. “Cám ơn em”, chàng khẽ đáp, mắt vẫn nhắm “Em mang thức ăn và nước đến cho anh”. Nàng lấy bánh và chai nước lọc trong một túi nhỏ. Nàng quì, đút cho chàng từng muỗng nước. “Tội nghiệp anh của em. Tội nghiệp người yêu của em”. Mái tóc vòng lấy chiếc cổ nõn của nàng hóa thành con rắn đen da óng mướt như một tấm khăn nhung. “Mẹ vẫn mạnh đó anh”. Nàng lấy ra tấm gương soi giấu trong ngực trao cho chàng. “Mẹ đó anh”. Trong mặt gương mẹ chàng hiện ra cười môi trầu đỏ thắm. “Chào mẹ”, chàng thốt nhỏ. Mẹ chàng vẫn im lặng nhìn chàng âu yếm mỉm cười. “Con trai chúng ta đây”. Trong mặt gương hiện ra một chú thỏ lông trắng, chiếc mũi hồng nhạt rung rung, đôi mắt trong như ngọc. “Người yêu của em”. Nàng gọi. “Ôi! Tình yêu của chúng ta”. Một hỏa châu sáng lên trong mắt nàng. Chàng đưa hai tay bưng lấy mặt. Thân thể chàng nặng như một khối đá đen, to dần lên, sình thối. Hai con mắt bị đục thủng. Sâu hoắm như hai lỗ đêm. Những chiếc răng rơi rụng. “Anh, em yêu anh”. Nàng cúi xuống hôn đôi môi sưng húp nứt nẻ của thây ma chàng, lên lớp da căng cổ chàng. Nàng hóa thành một con kiến càng đen, hai chiếc nanh nhọn như hai gọng kềm kẹp lấy cổ chàng. Chàng hốt hoảng xô nàng ra. Chàng cố sức dùng hai tay liệt mở hai chiếc nanh nhọn. Chàng hét lên: “Hãy buông tha tôi! Hãy buông tha tôi! Ôi tình yêu! Tình nhân… Ôi! Tôi là một thây ma… Ôi… Tôi…”



Chàng tỉnh dậy chưa hết cơn khủng khiếp. Khu rừng sáng tỏ dần. Chàng cảm thấy dễ chịu. Thật ra đó chính là cảm giác tột độ của sự rã rời chàng chưa kịp nhận biết. Hai cánh tay, hai đùi chân chàng vẫn duỗi xuôi như người ốm liệt. Một ít mồ hôi vã ra trên trán. Chàng cảm thấy yếu lả tưởng chừng toàn thân chàng bẹp mỏng dán xuống mặt đất như một tấm bánh tráng nhúng nước. Chàng mở mắt, định thần nhìn lên những chòm lá, nhưng mắt chàng bị phủ che một màn sương đục. Chàng thấy mình như đang nằm trên mặt một dĩa hát đang quay. Và khó lòng chàng xác định vị trí thân thể mình. Lớp da bụng đè xuống bao tử như đá dằn làm bụng chàng đau nhói. Chàng phải thở khó nhọc để có đủ hơi nâng lớp da bụng nhô lên. Bỗng ở cổ chàng đau buốt. Cơn đau hẳn đã đến từ trước nhưng chàng chỉ nhận ra cảm giác đớn đau khi con kiến càng đen to bằng đốt tay cong cái đuôi mọng tiết chất độc làm cho vết thương nhức nhối. Cơn đau nhức nhanh chóng lan ra khắp cơ thể chàng. Máu chạy mạnh trong huyết quản và bất thần chàng nhấc được cánh tay sờ vào chỗ đau, bóp bẹp con kiến đang cố sức cắm sâu hai mấu nanh nhọn vào da thịt chàng. Chàng xoa chỗ đau đã sưng to lên, và cử động nhẹ cánh tay còn lại. Vẫn nằm yên chàng sờ soạng trong các bọc moi được viên sinh tố còn sót, kẹt tận góc đáy bọc, cho vào miệng ngậm. Và dầu sự tê buốt của vết thương đã đánh thức ở chàng các giác quan, trạng thái rũ liệt chưa thuyên giảm. Lúc sau, trong một cố gắng tuyệt vời, chàng nghiêng mình lại với hy vọng có thể ngồi dậy được. Và chàng đã bật dậy như một người bình thuờng nhờ ở sự hoảng hốt. Thân thể chàng được nâng lên tựa có sức đẩy của một chiếc lò so, khi chàng nhận ra, từ lúc nào chàng đã gối đầu lên xác bạn. Cơn ớn lạnh chạy dọc theo xương sống khiến chàng rùng mình. Bấy giờ chàng mới cảm thấy cái lạnh của suốt một đêm sương đã thấm vào da thịt. Chàng co hai đầu gối sát vào ngực để giữ chút hơi ấm. Máu khô dính bó cứng các đốt tay. Chàng xòe ra, co giãn các ngón. Lớp máu khô rạn nứt theo các đường chỉ chằng chịt, rơi xuống như những vụn cánh kiến màu đỏ sẫm. Trời đã sáng. Trong khu rừng lá rậm, ánh sáng bị che khuất, chàng không ước lượng được thời gian. Bỗng từ đâu đến một vệt nắng. Chàng ngẩng đầu nhìn lên. Qua một khe lá hở tít trên cao, tia sáng đâm thẳng xuống dọi đúng ngay gương mặt Hoàng như một tia nhìn cay cú. Phản quang lá cây sắc lục non nhuộm gương mặt vô tri của Hoàng thêm tái mét. Khoảng sáng nhỏ nhoi bao phủ chung quanh chàng thật êm mát dịu dàng như sắc lục phơn phớt của những chiếc lá long não trong tiết đầu Xuân.



Chàng nhìn xác bạn. Lưng Hoàng kê trên một chiếc rễ cây, phần bụng hơi nhô cao lên. Tay chân Hoàng đặt trong một tư thế khó nhìn. Trên quần áo Hoàng in thẫm những dấu tay bết máu đã bấu víu giằng co trong khi xô xát. Chàng ngồi dưới chân bạn nhìn lên. Hai lỗ mũi Hoàng trống hốc, những sợi lông dài quá khổ ló ra ngoài. Trái mũi to tròn nổi lên như một cái mô dốc nhỏ. Mắt Hoàng còn mở, đục lờ, miệng há. Toàn thể gương mặt còn in rõ nét hãi hùng. Chiếc răng khểnh đóng vàng nhựa thuốc của Hoàng trước đây một hôm, còn là điểm làm tăng thêm vẻ duyên dáng cho nụ cười hết miệng, giờ đây nhô ra làm vểu làn môi trên, gồ một bên mép, trông như một cái nanh mọc chưa đủ dài. Với bộ điệu đó y như Hoàng đang ngủ trong một dáng dấp có vẻ dị thường, nếu đôi mắt mở của Hoàng không bị một lũ kiến đen bu quanh mà Hoàng đã không buồn xua đuổi.



Chàng nhớm người lên, chồm tới đưa tay vuốt mắt bạn. Lũ kiến bị động hoảng hốt bò tứ tung. Chàng rùng mình. Hơi lạnh từ tử thi Hoàng truyền qua như còn dính lại ở bàn tay làm khắp người chàng nổi gai ốc. Cảm giác đó khiến chàng thốt nhiên sợ hãi, như có một kẻ thù rình mò đâu đó, xuất hiện bất ngờ, nhảy xổ đến giết chàng giữa lúc chàng không còn hơi sức để kháng cự. Chàng nhìn dáo dác. Những bụi rậm như có tai có mắt, trừng lại chàng, như sắp sửa giương ra nanh vuốt. Nhưng cảnh vật vẫn im lìm, ngoại trừ những cơn gió nhẹ thoảng đến làm xào xạc các lá cây.

Đám kiến bu trên mặt Hoàng đã tìm đường tẩu thoát, chỉ còn lại một vài con bò quanh quẩn ở vành tai. Trên chóp mũi Hoàng, một con kiến nhỏ loay hoay kiếm cách bò xuống dốc. Nó bối rối, tiến tới, thối lui, xoay dọc xoay ngang để tìm lấy một lối đi thích hợp, Cuối cùng với những bước chân cẩn trọng, nó men theo bờ dốc mũi bò xuống, nhưng những chiếc chân nhỏ bò không vững, nó bị trợt lăn cù, ngã vào chiếc cằm Hoàng râu lún phún.



Viên sinh tố đã giúp chàng lấy lại phần nào sức lực. Chàng muốn lợi dụng tình trạng khả quan – chàng biết là sẽ rất chóng qua đó – để làm vài công việc có ích. Chàng chôn Hoàng, hái ít lá cây có thể nhai được đỡ lòng rồi tìm đường thoát nạn. Nhưng cái sức lực vừa hồi phục ở chàng không đủ để chàng có thể đào cho Hoàng một cái hố dù chỉ sâu ba tấc đất. Cổ họng chàng khô dính lại, chút nước miếng còn trong miệng đặc quánh. Chàng lấy bi-đông cố chắt lấy những giọt nước cuối cùng. Chàng ngửa cổ lên, cẩn thận để miệng bi-đông lên môi dưới rồi ngậm lấy cả miệng bình. Như vậy chàng yên tâm không giọt nước nào có thể rớt ra ngoài. Bình nước cạn khô không còn một giọt nào. Nhưng chàng cứ ngửa cổ như vậy, miệng há to thêm chờ đợi những giọt nước vô hình. Chàng đập khẽ miệng bi-đông lên hàm răng, hy vọng một giọt nước sẽ lăn xuống, nhưng chỉ có những tiếng va chạm của chất nhựa vào hàm răng vang lên khô khan. Mệt nhọc, chàng tựa mình vào gốc cây. Một chiếc lá vàng úa từ trên cành cây cao cắm phập xuống mặt đất như một con diều giấy lạc lèo. Chiếc lá rơi ngay vào một đường kiến làm chúng rối loạn. Một đường kiến lúc nhúc hàng ức triệu con đang nối đuôi nhau di chuyển theo hướng nhất định. Những con kiến eo thắt mang những chiếc bầu mọng bóng no tròn, đầu cúi gầm sát đất như dáng điệu những người gò lưng, lầm lũi. Thực ra trong im lặng chúng thăm dò, đánh hơi và nhắm hướng. Cách quãng không đều, những con kiến đầu đàn như những vị chỉ huy oai vệ nổi bật lên giữa đám quân sĩ. Không vội vàng, kiến đầu đàn bò chậm rãi, trầm tĩnh như những gã đàn ông đứng tuổi, dày dạn những kinh nghiệm sống đau đớn trong đời, cẩn trọng đặt những bước chân vững chắc. Thỉnh thoảng chúng dừng lại, đầu hơi nghếch lên cao, ngo ngoe hai sợi râu ngắn.



Đám kiến rã đàn một lúc rồi tụ tập lại ngay và tiếp tục cuộc hành trình. Chiếc lá nằm ngửa, chắn lấp ngang đường đi, chúng băng qua chiếc lá giống như một bè người trôi chậm qua một mặt sông vàng. Trong đám kiến hỗn loạn, lạc lõng những con không theo đàn. Chúng lơ ngơ như kẻ bị mất hướng, bối rối tìm đường đi ngược lại và bận tâm bảo toàn miếng mồi cắp nơi miệng. Màu trắng nhờ nhờ của những miếng mồi được phóng to lên trong trí tưởng tượng của chàng làm cho tất cả các giác quan trở nên linh hoạt. Tim đập dồn dập, tai ù, nhưng mắt sáng. Nước miếng ứa ra. Chàng chận bắt một con, nhặt lấy miếng mồi bóp dẹp. Mắt chàng hoa lên. Trên lớp da hai đầu ngón tay nát nhòe, rít chất tinh bột chín dẻo. Cơm! Chữ cơm vang lên trong đầu chàng mạnh như một nhát búa đập. Chàng phải nhắm mắt lại để trấn tĩnh sự xúc động quá đà. Chàng nuốt số nước miếng ứa ra cho thông cuống thực quản bị nghẹn. Nhưng cổ họng chàng đau buốt như bị xé ra, tưởng chừng lớp da trong thực quản dán dính lại bằng keo. Chàng tìm hái mấy chiếc lá chua cho vào miệng nhai lấy thêm chút nước bọt đoạn bươi vội lớp lá khô phủ lên xác Hoàng. “Sống trước hết, chàng tự nhủ. Lòng thương xót phải biết đặt đúng lúc. Hoàng chết rồi, ta yếu đuối không thể chôn cất Hoàng tử tế được. “Những chiếc lá khô nầy, che dấu mày. Hoàng ơi! Ta cầu mong rằng sẽ không có một con cọp đói đi qua đây. Thịt xương mày rồi sẽ rã mục ra trong đất. Từ đó một đám cỏ xanh hay một giống hoa nào sẽ mọc. Những con ong đến hút nhụy làm mật. Mật sẽ nuôi sống một con gấu. Đó là sự lợi ích cuối cùng mày để lại trên mặt đất nầy…”



Chàng níu lấy một nhành cây, gượng đứng dậy. Chậm chạp, chàng đi theo dấu đàn kiến. Đi chỉ là một lối nói, thật ra hầu như Hoàng phải bò trên suốt quãng đường đầy gai góc. Những cọng gai của đủ các thứ cây rừng xước hai cánh tay chàng, mặt mũi chàng, máu tuôn ra như bị móng vuốt cào xé. Những cọng gai mắc cứng trong lớp vải áo quần. Chàng phải nhiều lần dừng lại gỡ khó nhọc. Những cử động nhỏ nhặt đó làm chàng kiệt lực. Chàng nằm ra ôm ngực thở, tưởng chừng chàng không bao giờ còn ngồi dậy, chàng sẽ vùi thân trong đám gai cỏ đó. Nhưng rồi hình ảnh những hạt cơm trắng nuốt nhảy múa trước mắt chàng và chàng lại thấy được khích lệ. Chàng gượng dậy bò theo dấu đường kiến. Đường kiến thì cứ nối dài, nối dài xuyên qua những bụi rậm không dứt và chúng đi mải miết…



Đột nhiên khu rừng trở nên sáng tỏ. Trên những bước chân nghiêng ngả của chàng lạc lõng những hoa nắng nhỏ. Đường đi trở nên quang đãng như ngõ mở ra một cánh rừng thưa. Lũ kiến đưa chàng đến một bãi cỏ phủ đầy hoa nắng. Từng khóm hoa lung linh, lay động theo bóng lá. Đường kiến mất dấu. Chúng phân tán vòng qua một bụi rậm, đổ xô về một phía. Chàng đưa mắt nhìn, kinh ngạc thấy đàn kiến dồn cục, dồn đống đến bu quanh xác chết một du kích quân. Một quang cảnh rộn rịp, náo động. Chúng giẫm nên nhau chen lấn chóng đến nơi mà chúng đã đánh hơi cách xa hàng cây số.



Chàng bước đến gần. Anh du kích bị sụp hầm chông của đồng bọn. Một chân giữ sâu dưới mặt đất, chân kia dạng ra. Người rướn lên ngã ngửa trên bụi rậm. Mặt tím bầm, nhăn nhó như một tên hề đang biểu diễn trên sân khấu pha đau đớn và kinh hãi bỗng ngã ra chết thình lình. Ngay dưới chân, chiếc nón tre đan hãy còn mới, bọc lớp vải dầu mầu xanh lá cây sậm.



Lũ kiến bu đen một bên hông anh ta, chúi đầu vào cái gói bọc lá chuối đã bị cắn vỡ. Chàng bẻ một nhánh cây xua lũ kiến, gỡ lấy. Chàng run ray bóc lớp lá chuối bọc thật cẩn thận. Đến lớp cuối cùng, màu trắng của vắt cơm hiện ra dưới mắt chàng, sáng ngời lên như chất ngọc. Cơm đã có mùi thiu, nhưng không vì thế mà hạch nước miếng chàng không làm việc dữ dội. Nước miếng ứa trào ra không kịp nuốt làm chàng bị sặc. Hai tay bưng lấy gói cơm, chàng cúi đầu xuống há miệng cắn vào chất ngọc trời mềm quí báu. Một giòng nước miếng không ngăn kịp chảy tràn ra khóe mép chàng. Chàng cắn từng miếng cơm lớn, nhai trệu trạo, nuốt vội. Gói cơm khá to, chàng chỉ ăn hết một nửa, uống nước anh du kích chứa trong một ống tre khô. Phần cơm, chàng gói lại buộc chặt bên hông, rót số nước dư vào bi-đông cất để dành.

Chàng tựa lưng vào một gốc cây nằm nghỉ. Một nỗi mệt mỏi thật dễ chịu lan dần khắp cơ thể. Và thật huyền diệu, chàng cảm thấy mọi sự đã đổi khác, sự đổi khác lớn lao, từ cõi chết chàng bước qua ngưỡng cửa đến cõi sống. Chung quanh chàng bóng nắng đổ sáng rực rỡ. Tít trên cao, giới hạn chòm lá rậm, hiện ra một khoảng trời xanh ngắt. Màu thiên thanh trong vắt chứa chan bao hy vọng. “Ta đã thoát chết”, chàng nghĩ. Theo suy luận, tất phải có dân cư ở gần đây, ít ra là một buôn Thượng. Cái sợi dây liên lạc nối liền chàng với xã hội con người khiến chàng xúc động. Thật vô tư nước mắt chàng chảy ra ấm cả hai tròng mắt. Dẫu chàng cố chế ngự không để lòng hy vọng đẩy xa trí tưởng tượng, chàng không ngăn nổi khỏi nghĩ đến nỗi vui mừng được trở về gặp lại mặt vợ con, mẹ già và bè bạn. Chàng thấy trước mắt chàng gương mặt Loan – vợ chàng – sầu não đầm đìa nước mắt khi nghe tin chàng mất tích trong rừng sâu và Loan vui mừng bao nhiêu khi chàng lừng lững hiện ra trên bực cửa. Nàng đứng chết lặng trong niềm xúc động ngập tràn, xô đến ôm lấy chàng khóc nức nở. “Mình! Mình!, nàng thổn thức gọi chàng, “mình đã về”. Phải, chồng nàng đã trở về, một mình, như một người anh hùng sau trận chiến còn đứng vững, thân thể mang đầy chiến tích. Thằng Dũng, con trai chàng lên ba, quen thói chạy nhào tới ôm cứng hai chân chàng, làm cho bước đi chàng nặng trịch. Và thật khó khăn chàng mới gỡ nó ra được, bế xốc nó lên cọ cằm râu lổm xổm lên má nó. Nó bị nhột, cười lên sằng sặc, tát yêu vào má chàng bàn tay hồng mập mạp của nó. Loan qua cơn xúc động, lăng xăng múc nước giục chàng tắm rửa. Chàng bước qua ngưỡng cửa vào nhà. Mẹ chàng ngồi trên trên chiếc chõng tre nhìn đứa con, mắt đỏ ngỡ ngàng như nằm mơ thấy bà vừa sinh lại. Chàng gọi: “Mẹ!” Mẹ chàng nói: “Mẹ mày, còn sống đó hả con!”, rồi bà cụ quay mặt đi, thấm nước mắt vào chiếc khăn trầu. Trong bữa cơm, chàng kể lại cho cả nhà nghe cơn thoát hiểm của chàng với bao nỗi nguy nan. Chắc chắn mẹ chàng sẽ buông đũa khóc, cũng như những lần trước chàng đi hành quân trở về, lập đi lập lại câu “khổ thân con tôi, khổ thân con mẹ. Phật trời phù hộ…”.



Nhịp tim đập điều hòa, hơi thở chàng thông suốt nhẹ nhàng, thể xác chàng đã được hồi sinh. Luồng sinh khí theo máu lan tràn khắp cơ thể. Chàng lắng nghe tiếng một con chim hót ở xa. Tiếng hót và giọng láy trong suốt vang vọng cả một khoảng rừng tĩnh mịch. Bỗng ngay trên ngọn cây chàng ngồi vang lên tiếng chim đó. Nó vừa hót ở xa thoắt bay lại. Nó hót thánh thót ba tiếng một liền nhau rồi im hẳn hồi lâu, tựa một ca sĩ trổi giọng rồi ngừng lại lắng nghe những âm điệu trầm bổng của giọng mình.



Chàng vươn vai hít thật nhiều hơi vào phổi, dằn lại một chốc cho ngực căng rồi thở ra thật mạnh: sự chết một con người là kẻ thù, đã mang lại cho chàng sự sống!



Công việc đầu tiên của chàng là chôn xác anh du kích, chàng nghĩ. Sau đó chàng sẽ ngược theo đường kiến trở lại chôn Hoàng cho tử tế hơn và tìm đường thoát ra một làng gần nhất.



Với sức lực hồi phục chàng bắt đầu công việc một cách hăng hái. Mồ hôi chàng đổ ra chảy từng dòng nhỏ giọt xuống lớp đất mới đào. Chàng dừng tay mỗi lúc, cúi xuống đem vạt áo trước lên lau mặt. Con chim trên ngọn cây vẫn hót. Những tiếng hót cao vút với giọng láy không thay đổi đó đối với chàng chan chứa tình khuyến dụ. Một người bạn đã đến đúng lúc để ca ngợi niềm vui đang rộn rã ở lòng chàng. Chàng ngẩng mặt lên tìm người bạn xa lạ nhưng thân ái. Một chú chim lông xanh biếc đậu mãi trên một nhánh cây cao đang lấy hơi hót say sưa. Mỗi lúc tiếng hót trở nên dồn dập hơn, nôn nao và khẩn thiết. Chiếc ức tròn ưỡn ra vàng ánh, phập phồng. Đôi cánh mầu thiên thanh óng ánh như hàng tơ. Trên đầu rung rung chóp lông đen nhỏ. Đuôi xòe nang quạt, phất phơ theo gió nhẹ nhúm lông tua dài, đỏ thắm. Bỗng chàng hiểu ra và mỉm cười. Một chú chim trống cô đơn đang thiết tha gởi nỗi lòng qua tiếng hót réo gọi bạn tình.



Mặt trời đã lên cao. Chẳng mấy chốc chàng đã đào xong huyệt, ngồi nghỉ tay trên mô đất mới vun. Chàng lại lau mặt bằng vạt áo, vói tay lấy bi-đông nước uống vài ngụm.



Không khí tĩnh mịch và yên lặng ở góc rừng nầy khiến chàng mơ đến một công viên. Lẽ ra trên lớp cỏ xanh mịn màng kia phải được trải lên những tấm thảm hoa và người ta đến quây quần cùng với trẻ con đùa nghịch, sống những phút giây thoải mái giữa thiên nhiên. Lẽ ra có những con nai dạn dĩ đến đây ăn cỏ và những con thỏ chạy đùa quanh những cặp nhân tình. Bây giờ thì giữa bãi cỏ non rực nắng kia nằm chơ vơ chiếc nón tre đan cạnh lỗ huyệt chưa lấp và một xác chết còn giữ nguyên dáng điệu và nét mặt tuyệt vọng kinh hoàng.



Chàng đến bên xác anh du kích định nhấc anh ta lên, nhưng chàng tò mò còn muốn biết tên họ người xấu số trước khi vùi sâu thân xác anh dưới lòng đất. Ít ra cũng nên cho anh ta một tấm bia trên một thân cây, gọi là chút tình tri ngộ và cũng để trả ơn anh ta đã cứu sống mình. Chàng nghĩ trong khi lục soát. Ở một cái túi nhỏ may dính vào bên trong lớp vải ngực áo, chàng tìm thấy gói giấy nhỏ. Đọc qua cả các giấy tờ trong đó, chàng có vừa đủ những chi tiết để chép lại vắn tắt ghi trên mộ bia: “Nguyễn Xuân Vui, sinh năm 1951 tại Quảng Nam…”. Anh ta chết ngày hôm qua hay đêm hôm vừa rồi, chàng thầm nghĩ. Như vậy tính ra chưa quá tuổi mười bảy, bằng tuổi thằng Hùng, em chàng. Hoàng thì sinh ở Ninh Bình, Bắc Việt, năm nay đúng tuổi hai mươi lăm. Chàng gói tất cả giấy tờ lại, kể cả mấy chục bạc lẻ và tấm ảnh một cô gái, khổ căn cước, nét mặt còn ngây thơ. Phía sau ảnh viết dòng chữ còn non, nguệch ngoạc bằng bút chì: “tặng anh làm kỷ niệm”. Chàng để gói giấy lại vào trong túi áo nạn nhân, và cúi xuống…



*

Mấy hôm sau, người ta đọc thấy trên một nhật báo xuất bản tại Sài gòn mẩu tin ngắn sau đây: “Quảng Nam, ngày tháng… Trong một cuộc hành quân địa phương, tìm một đơn vị bạn bị thất lạc ở khu rừng phía Đông Bắc tỉnh Quảng Nam, quân ta đã phát giác một vụ nổ làm thiệt mạng ít ra hai Cộng quân. Theo giới chuyên môn cho biết thì hình như trong đêm tối bọn chúng đã bị sụp hầm chông của đồng bọn. Trong khi tìm cách gỡ bàn chông đã làm nổ những quả lựu đạn gài bên dưới”.



Nhưng có điều người viết tin vô tâm nào đó đã không ghi nhận một chi tiết đáng chú ý, đó là cái lỗ huyệt đất còn mới nguyên chưa lấp. Lỗ huyệt to dường ấy mà không gợi được sự chú ý của anh thì trách sao anh không thấy trên một cành cây gần đó có mắc một bàn tay đeo tấm lắc bạc. Trên đó ghi: Lê Văn Lâm – Số quân…. Loại máu…. Đó là bàn tay và tấm lắc của chàng, sau vụ nổ đã văng lên mắc lại./.

Kinh Dương Vương